Thứ Tư, 24/04/2013 20:00

Kinh tế thế giới đang tiến đến đường cùng?

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mất dần động lực tăng trưởng

Số liệu gần đây cho thấy đà tăng trưởng ngày càng suy yếu tại Mỹ và Trung Quốc trong khi suy thoái tại Eurozone vẫn tiếp diễn. Nhật Bản vừa công bố chương trình kích thích khổng lồ nhưng kinh tế nước này cũng khó có thể tăng trưởng mạnh trong năm nay.

* "Kinh tế Đức có thể tăng trưởng trở lại trong quý 1"

* IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2013, nâng Nhật Bản

 

Các phong vũ biểu của nền kinh tế toàn cầu như Caterpillar, FedEx và thậm chí McDonalds gần đây đều cho rằng bức tranh kinh tế ảm đạm chính là thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh của các tập đoàn này.

Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu khi cho rằng nền kinh tế chỉ có thể tăng 3.3% trong năm 2013. Thậm chí dự báo này còn được các nhà kinh tế xem là quá lạc quan.

Vậy điều gì đang diễn ra? Hiện tại, khó có thể khẳng định được rằng sự giảm tốc này chỉ mang tính chất tạm thời trong một chu kỳ kinh tế hay là sự khởi đầu của một xu hướng lâu dài hơn.

Trong một vài năm trở lại đây, Mỹ liên tiếp lặp lại kịch bản “ảm đạm trong mùa xuân” với việc nền kinh tế tăng trưởng mạnh vào đầu năm và dần suy yếu trong các tháng sau đó. Đây cũng chính là bức tranh của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2013.

Trong tháng 3 vừa qua, tăng trưởng việc làm suy yếu, đà phục hồi của thị trường nhà ở đuối sức và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Số liệu mới nhất công bố hôm thứ Ba (23/04) cho thấy các nhà máy của Mỹ tăng trưởng với tốc độ yếu kém nhất trong 6 tháng vào tháng 4 này.

Vậy đổ lỗi cho ai? Các biện pháp cắt giảm chi tiêu của Chính phủ chỉ mới bắt đầu và có tổng giá trị tới 85 tỷ USD với thời hạn đến cuối tháng 9/2013. Theo dự báo, các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ dưới mức 2% trong năm nay.

Vậy có phải thời tiết lạnh hơn so với bình thường trong mùa xuân chính là thủ phạm? Hay do các biện pháp cắt giảm thuế thu nhập hết hạn? Các nhà kinh tế đều cho rằng đây chính là hai trong nhiều nguyên nhân khiến nền kinh tế suy yếu.

Tại Thái Bình Dương, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cũng tăng trưởng ảm đạm hơn. Các báo cáo trước đó cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng nhẹ hơn dự báo trong quý 1 năm nay.

Một phần nguyên nhân xuất phát từ tình trạng suy yếu của hoạt động thương mại toàn cầu. Khi Mỹ và châu Âu tăng trưởng chậm lại, hiệu ứng domino sẽ ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu Trung Quốc. Các nhà chức trách nước này cũng tỏ ra lưỡng lự trong việc kích thích nền kinh tế do lo ngại tăng trưởng tín dụng sẽ bùng nổ và bong bóng bất động sản xuất hiện.

Trong khi đó, Eurozone vẫn còn mắc kẹt trong suy thoái. Thậm chí Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cho biết cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của nước này đều suy giảm trong tháng 4.

Nhật Bản chính là ngoại lệ trong số các nền kinh tế lớn còn lại vì nước này vừa mới tung ra chương trình kích thích quy mô lớn. Được biết đến với tên gọi “Abenomics”, gói kích thích của Thủ tướng Shinzo Abe bao gồm các chương trình chi tiêu công mạnh tay và chính sách tiền tệ thông thoáng hơn từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Dù Nhật Bản đã bắt đầu thực thi chính sách này nhưng Andrew Kenningham, nhà kinh tế toàn cầu cấp cao của Capital Economics dự báo kinh tế Nhật Bản chỉ có thể tăng 1% trong năm nay. Ồng cho biết: “Gói kích thích có thể đẩy lạm phát gia tăng trong ngắn hạn nhưng chưa chắc sẽ giúp các hoạt động kinh tế cải thiện”.

Theo ông Allen Sinai, kinh tế trưởng của Decision Economics cho biết các số liệu kinh tế yếu kém có thể khiến các quốc gia khác ban hành thêm một số chính sách kích thích kinh tế.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ của Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm nhờ kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ hạ lãi suất trong các tháng tới.

Thậm chí khi có thêm các gói kích thích, hiệu quả sẽ không cao. Ông Sinai cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể yếu kém trong nhiều tháng tới.

Ông nói: “Chúng ta phải kiên nhẫn. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu đà phục hồi chỉ mang tính chất tạm thời hay kinh tế thế giới đang tiến đến đường cùng. Tôi cho rằng chúng ta sẽ không thể có câu trả lời sớm”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Pháp điều tra Ngân hàng HSBC tội giúp khách hàng trốn thuế (24/04/2013)

>   "Kinh tế Đức có thể tăng trưởng trở lại trong quý 1" (24/04/2013)

>   Lạm phát Singapore giảm thấp nhất trong 4 năm qua (24/04/2013)

>   Goldman Sachs: Giữa kiêng nể và ganh ghét (24/04/2013)

>   Thiếu tiền, Síp ồ ạt mở sòng bạc, sân golf (24/04/2013)

>   Tạm biệt Chủ tịch Fed? (23/04/2013)

>   IMF kêu gọi Anh nới lỏng chính sách kinh tế khắc khổ (23/04/2013)

>   Tín dụng doanh nghiệp ở Anh giảm gần 7,7 tỷ USD (22/04/2013)

>   Tây Ban Nha thâm hụt ngân sách nặng nhất Eurozone (22/04/2013)

>   Bất chấp lỗ nặng, tỷ phú Paulson vẫn tin tưởng vàng (22/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật