Thứ Sáu, 05/04/2013 16:03

“Đủng đỉnh” như cổ phần hóa doanh nghiệp nông nghiệp

Ông Phạm Quốc Doanh - Phó trưởng ban Đổi mới và Phát triển DN cho rằng, tiến trình sắp xếp, đổi mới, CPH các DN nông nghiệp còn nhiều vướng mắc về thoái vốn, quản lý đất đai, vốn vay ODA... Nhưng bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có phần chủ quan, khi nhiều DN chưa thực sự chủ động và chỉ đạo quyết liệt CPH, thậm chí có tư tưởng chờ đợi...

Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi Lê Văn An tỏ ra bất bình: “Cá nhân tôi có trên 30 năm cống hiến, 15 năm làm Tổng giám đốc, đến khi DN cổ phần hóa (CPH) chỉ được Nhà nước cho mua tối đa 30 triệu đồng, không nghĩa lý gì so với số vốn Nhà nước vài trăm tỷ đồng tại DN”.

Chăn nuôi phát triển góp phần quan trọng ổn định giá cả thị trường

Với trường hợp của DN nơi ông An điều hành, hàng ngàn người lao động đăng ký mua hết cổ phần ưu đãi theo quy định, cộng lại cũng không đủ 10% giá trị DN. “Tức là số cổ phần người lao động nắm giữ không đủ để giới thiệu 1 người vào ban lãnh đạo của đơn vị mới. Đây chính là lý do mà Chính phủ thúc đẩy CPH, nhưng DN không triển khai được”, ông An khẳng định.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, kế hoạch đặt ra cho ngành này trong năm 2012 là sắp xếp, đổi mới 16 đơn vị, trong đó CPH 11 đơn vị, tái cơ cấu tài chính để chuyển thành công ty cổ phần 3 đơn vị, và sáp nhập 2 công ty vào Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam.

Nhưng trong năm vừa qua, ngoài sáp nhập 2 công ty đã hoàn thành theo kế hoạch, 2/3 số đơn vị thuộc diện tái cơ cấu tài chính để chuyển thành công ty cổ phần (Công ty Dâu tằm tơ Tân Lộc và Xí nghiệp Dâu tằm tơ Tháng 8) chưa đủ điều kiện tái cơ cấu do Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) thuộc Bộ Tài chính chưa thực hiện được việc mua các khoản nợ của họ; 4 đơn vị thuộc diện CPH nhưng chưa thực hiện được.

Cho nên trong kế hoạch 2013, những DN “rùa bò” về CPH này lại tiếp tục làm dài hơn danh sách CPH mới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thừa nhận, tiến độ CPH, thoái vốn, tái cơ cấu của các tổng công ty, DN thuộc bộ quản lý vẫn còn chậm. Thậm chí, một số DN báo cáo lãnh đạo bộ không làm được, xin lùi nữa...

Giải thích rõ hơn, ông Phạm Quốc Doanh - Phó trưởng ban Đổi mới và Phát triển DN cho rằng, tiến trình sắp xếp, đổi mới, CPH các DN nông nghiệp còn nhiều vướng mắc về thoái vốn, quản lý đất đai, vốn vay ODA... Nhưng bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có phần chủ quan, khi nhiều DN chưa thực sự chủ động và chỉ đạo quyết liệt CPH, thậm chí có tư tưởng chờ đợi...

Chia sẻ những khó khăn của DN, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, có những vấn đề tồn đọng của quá trình lịch sử từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, các DN phải cùng nhau xử lý những tồn đọng đó, chứ không thể nói không có trách nhiệm.

Thời gian tới, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc triển khai thực hiện nghiêm túc các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu từ nay đến năm 2015; thực hiện chế độ báo cáo hàng quý để bộ báo cáo Thủ tướng về các vấn đề như làm rõ các khoản nợ, các nghĩa vụ về tài sản và vấn đề thoái vốn.

Đối với các DN thuộc viện, trường chưa chuyển thành công ty TNHH MTV, hiện vẫn còn lơ lửng, hoạt động không theo luật nào, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo, tình trạng này cần phải được chấm dứt trước 30/6/2013; đề nghị các viện, trường báo cáo và đề xuất phương án xử lý trước 15/4; đối với những đơn vị mà bộ có quyết định giải thể, yêu cầu phải thực hiện ngay.

Còn liên quan đến việc hỗ trợ DN trong xử lý các vấn đề về tài chính và đất đai..., Bộ trưởng yêu cầu Ban Đổi mới DN thuộc bộ tập hợp kiến nghị của từng DN để phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các bộ liên quan cùng nhau làm rõ.

Hà Sơn

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Sẽ thêm nhiều dự án dệt, nhuộm năm 2013 (05/04/2013)

>   Gần 16.000 doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1 (05/04/2013)

>   Tồn kho công nghiệp giảm nhờ tiêu thụ hay còn nguyên nhân khác? (05/04/2013)

>   Thu hút FDI đừng “túm” nhỏ bỏ lớn (05/04/2013)

>   Một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường” (05/04/2013)

>   GDP ngành nông nghiệp xu hướng giảm (05/04/2013)

>   Thị trường công nghệ điện tử: Nhiều gam màu tối (05/04/2013)

>   Hoàn thành 8 công trình tăng nguồn cung cấp điện (04/04/2013)

>   Đưa 9 dự án ximăng dưới 2.500 tấn khỏi quy hoạch (04/04/2013)

>   Thị trường xuất khẩu gạo: Tính lại nước cờ (04/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật