Chủ Nhật, 28/04/2013 17:56

Đầu tư PPP vẫn bị “tắc”

Để thu hút đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), Chính phủ nên làm theo quy trình “(dự án) khả thi – kêu gọi (đầu tư)” thay vì quy trình kêu gọi đầu tư rồi mới tính đến chuyện dự án có khả thi hay không.

Đó là ý kiến của các nhà đầu tư tại Hội thảo về xây dựng và triển khai các dự án hợp tác công – tư (PPP) vừa diễn ra tại TP.HCM.

Hiện Việt Nam đã có Quyết định 71 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư. Tuy nhiên, phần lớn nhà đầu tư nhận định, đọc Quyết định này họ cũng chẳng hiểu được gì.

Ông Don Lam, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital – nhà đầu tư có nhiều dự án lớn thành công tại Việt Nam – cho rằng, để đưa đến quyết định đầu tư một dự án, điều đầu tiên nhà đầu tư xem xét dự án đó có khả thi hay không, mức độ rủi ro như thế nào, thủ tục pháp lý ra sao, thời gian thuê đất, chế độ ưu đãi, công tác giải phóng mặt bằng…

“Những điều này đôi khi đi trước, còn chuyện sau đó kinh doanh có lãi hay không lại tính sau”, ông Don Lam cho biết.

Theo nhiều chuyên gia, PPP là hình thức đầu tư quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, bởi đối tác của nhà đầu tư chính là Chính phủ của nước sở tại. Chính vì vậy, để hình thức này diễn ra hiệu quả, Chính phủ cần phải tạo môi trường thông thoáng cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, TS. Jonathan Pincus, Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, Chính phủ cần phải tính đến mức độ “an toàn” đối với các dự án PPP.

TS. Jonathan Pincus phân tích: “Để giải quyết bài toán về vốn, nhiều doanh nghiệp tư nhân đề nghị Chính phủ đảm bảo khoản nợ từ nguồn vốn vay. Nếu được đảm bảo thì nguy cơ các khoản vay này sẽ vượt giới hạn an toàn. Theo đó, khu vực công sẽ gánh chịu rủi ro”.

Do đó, các dự án PPP phải được đưa vào bảng cân đối tài sản của khu vực công. Chính phủ phải xem xét tổn thất về lệ phí và nguồn thu khác từ những dự án đã hoàn tất.

Cũng theo TS. Jonathan Pincus, hiệu quả đầu tư PPP phụ thuộc vào từng chi tiết của bảng thỏa thuận, phụ thuộc vào khả năng Chính phủ xác định rõ chất lượng dịch vụ theo điều kiện thị trường.

Ngoài ra, Chính phủ cần hạn chế tối đa các hình thức đảm bảo, sử dụng hợp lý trợ giá (nếu cần) để kết nối ưu đãi với cung cấp dịch vụ.

Nhận định về khả năng triển khai các dự án PPP tại Việt Nam, ông Bill Magennis, chuyên gia Luật quốc tế (Văn phòng Allens Pte Ltd – Hà Nội) cho rằng, các địa phương không nên nôn nóng triển khai ồ ạt các dự án PPP, bởi thời gian triển khai thành công một dự án trung bình mất khoảng 20 năm. Theo ông Bill Magennis, quan trọng là hiệu quả của dự án chứ không phải là số lượng.

Bên cạnh đó, theo ông Bill Magennis, đầu tư tại Việt Nam theo kinh nghiệm không phải là một tiến trình dễ dàng. Hợp đồng dự án thường được phác thảo bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt, đôi khi những khái niệm chưa được hiểu một cách cặn kẽ. Quy trình ký hợp đồng phải thông qua nhiều “bậc”, nhiều cấp. “Do đó, cả hai bên phải kiên nhẫn khi thực hiện PPP”, ông Bill Magennis khuyên.


Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM, cơ quan này đã đề xuất lên Chính phủ 50 dự án thu hút đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có 10 dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng.

Đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.Đà Nẵng cũng cho biết, cơ quan này xây dựng 13 dự án PPP để đề xuất lên Bộ Kế hoạch – Đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại UBND TP chỉ cho phép 2 dự án.

Trong khi đó, Bộ GTVT cho biết, Bộ đang kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP đối với 2 dự án là: đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và dự án cảng Lạch Huyện. Trong đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được Ngân hàng Thế giới tài trợ theo hình thức PPP.

Theo Bộ GTVT, đây là dự án điển hình PPP tại Việt Nam. Hiện dự án này đã có 1 nhà đầu tư trong nước, Bộ đang kêu gọi thêm 1 nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Bộ GTVT, khó khăn đối với dự án này là khung pháp lý, hiện Bộ chưa biết nhà đầu tư thứ hai được chỉ định hay đấu thầu quốc tế. Khó khăn tiếp theo là phác thảo hợp đồng. Hợp đồng do nhà đầu tư nước ngoài phác thảo có nhiều điểm khác nhau. Trong khi đây là dự án có vốn đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn lâu.


Lê Nguyễn

Tổ Quốc

Các tin tức khác

>   Giấy Việt Nam bị áp thuế phá giá trong 5 năm (28/04/2013)

>   Đại gia Dầu khí nợ lương nhân viên gần một năm (28/04/2013)

>   Chủ dự án Ngọc Viên Islands phá sản (28/04/2013)

>   Vinacomin: '340 USD một tấn bô xít Tân Rai' (27/04/2013)

>   Công nghiệp ôtô: Sự cần thiết và những điều vướng mắc (27/04/2013)

>   Thêm đại gia bán lẻ Pháp vào Việt Nam (27/04/2013)

>   Vụ kiện cá tra, cá ba sa có thể kéo dài 2 - 3 năm (27/04/2013)

>   Tăng giá bán than cho điện (27/04/2013)

>   Cải tổ là con đường tất yếu (26/04/2013)

>   Phân phối iPhone tại VN: Tranh "miếng táo cắn dở" (26/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật