Thứ Hai, 29/04/2013 13:47

Chấp nhận nhập siêu từ Trung Quốc?

Việt Nam xuất siêu lớn ở khu vực EU, Mỹ… và ngày càng gia tăng tỷ lệ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc. Thực trạng “nhức nhối” này đã được giới chuyên gia cảnh báo từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Nhập siêu tăng 8 lần

Ông Jean-Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng ban kinh tế thương mại phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tỏ ra khá ngạc nhiên với tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam: “Tôi ngạc nhiên khi Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trong khu vực nhưng lại chịu nhập siêu lớn, còn đối với các nước chưa có FTA thì Việt Nam lại xuất siêu”.

Hàng hóa NK từ Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai)

Lý giải cho sự “ngạc nhiên” này, ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho hay, nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc là do vấn đề lịch sử. Khi chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường - với lợi thế là hàng nông sản và nguồn lao động giá rẻ, Việt Nam phát triển công nghiệp gia công XK nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ không có gì cả. Trong khi đó, các nền kinh tế xung quanh đã định hướng cho nền kinh tế thị trường, có nước đã đi trước Việt Nam đến 10 năm, ví dụ như Trung Quốc.

Ông Chương cho biết thêm, thị trường Trung Quốc có những “ưu thế” lớn đáp ứng nhu cầu NK của DN Việt Nam. Trước tiên, nước này có vị trí địa lý thuận lợi, cùng những chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng qua biên giới.

Hơn nữa, hàng hóa Trung Quốc phong phú, đa dạng mẫu mã và có giá rẻ nên đáp ứng được nhu cầu của DN Việt Nam trong mọi lĩnh vực. “Với 80% nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày nhập từ thị trường này về, Việt Nam gia công, sản xuất, hoàn thiện rồi XK đi Mỹ, EU, Nhật...”, ông Chương nói. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam, nên các sản phẩm hàng hóa, nguyên phụ liệu cho sản xuất, đầu tư được nhập từ nước này cũng gia tăng.

Lựa chọn nhà thầu

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, hàng trăm nghìn DN đang bị lệ thuộc vào việc NK hàng trung gian từ Trung Quốc, gây nên thâm hụt lớn từ nước này. Trong khi đó, cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam vào Trung Quốc chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô, nông sản… nên giá trị gia tăng không cao. Ông Thành đánh giá, nhập siêu quá nhiều từ một nước không chỉ dẫn đến nguy cơ bị phụ thuộc nguyên liệu, mà vô hình trung còn trở thành cầu nối XK các mặt hàng có thế mạnh của Trung Quốc vào các thị trường khác.

Ngay cả lãnh đạo của Bộ Công Thương cũng phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh mở cửa và phải NK nguyên phụ liệu đã dẫn đến nghịch cảnh, chúng ta càng XK nhiều thì càng nhập siêu lớn. Bài toán này rất khó giải quyết. Ông Chương cho rằng, việc cần làm lúc này là đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án lớn xây dựng cơ sở sản xuất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Việt Nam; tăng cường phát triển các ngành sản xuất phục vụ XK; xây dựng các biện pháp kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng, chỉ dẫn, nhãn mác, bao bì…

Mới đây, tại kỳ họp thứ 8 về Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đã chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, các tổ chức cùng ngành hàng 2 nước phát triển. Việt Nam và Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án do các DN Trung Quốc làm tổng thầu EPC, các khoản tín dụng ưu đãi mà phía Trung Quốc dành cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của Việt Nam.

Thế nhưng, theo các chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu kém, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, thì nhập siêu từ Trung Quốc là thực tế phải chấp nhận, do đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Vì thế, DN cũng phải thay đổi cách nhìn để chọn lựa nhà đầu tư, không chỉ là vấn đề giá cả, mà còn là công nghệ, chi phí vận hành công nghệ, chất lượng đầu ra…

Số liệu mà Bộ Công Thương công bố khiến nhiều người không khỏi giật mình. Nếu năm 2001, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD thì đến năm 2012, tỷ lệ này đã lên tới 16,3 tỷ USD. Ngay trong 3 tháng đầu năm 2013, khi kim ngạch NK cả nước ước đạt 29,2 tỷ USD thì NK từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 7,6 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong hơn 10 năm, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam với thị trường này đã tăng gấp 8 lần, cho thấy sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường của nền kinh tế Việt Nam. 

Diệp Anh

hải quan

Các tin tức khác

>   Cá tầm nhập lậu “đè” cá nội (29/04/2013)

>   'Sẽ còn nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng' (29/04/2013)

>   Khánh thành nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Châu Á (29/04/2013)

>   Tập đoàn SCG tái cơ cấu hoạt động đầu tư (28/04/2013)

>   Đầu tư PPP vẫn bị “tắc” (28/04/2013)

>   Giấy Việt Nam bị áp thuế phá giá trong 5 năm (28/04/2013)

>   Đại gia Dầu khí nợ lương nhân viên gần một năm (28/04/2013)

>   Chủ dự án Ngọc Viên Islands phá sản (28/04/2013)

>   Vinacomin: '340 USD một tấn bô xít Tân Rai' (27/04/2013)

>   Công nghiệp ôtô: Sự cần thiết và những điều vướng mắc (27/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật