Thứ Tư, 03/04/2013 15:37

35 tổ chức phát hành thẻ chưa thu phí giao dịch ATM

Hiện có 35 tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) có quy mô nhỏ và vừa chưa thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng để duy trì lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới.

Từ ngày 01/3/2013, Thông tư số 35/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thông tư 35) chính thức có hiệu lực thi hành. Vụ Thanh toán – NHNN cho biết, đến nay, có 35 TCPHT chưa thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng do các tổ chức này có lượng thẻ phát hành và lượng máy ATM sở hữu chưa nhiều nên chưa mất nhiều chi phí đầu tư cho hạ tầng và duy trì dịch vụ ATM.

Thu phí chủ yếu diễn ra tại ngân hàng có thị phần lớn

Hiện có 8 ngân hàng có chính sách thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank, Sacombank, SeABank, LienVietPost Bank và WesternBank. Trong 8 TCPHT có chính sách thu phí, Vietcombank, Sacombank, SeABank, Western Bank là đã áp dụng thu phí. Ba ngân hàng lớn còn lại dự kiến thu phí nhưng đang áp dụng khuyến mại nhân dịp 30/4 hoặc chưa chốt thời điểm áp dụng là BIDV, Agribank và Vietinbank.

Phần lớn các ngân hàng phát hành thẻ nêu trên đều có số lượng thẻ phát hành lớn, chiếm tới 70% số lượng thẻ ghi nợ nội địa toàn thị trường và sở hữu lượng máy ATM chiếm 57 % tổng số máy trên toàn thị trường. Nhìn chung, những TCPHT này đã mất nhiều chi phí cho đầu tư hạ tầng và duy trì dịch vụ ATM trong những năm qua nên có nhu cầu thu phí giao dịch ATM nội mạng để bù đắp phần nào chi phí bỏ ra.

Đối với 3 TCPHT là Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Ngân hàng Kiên Long và Quỹ Tín dụng Nhân dân TW do mới lưu hành thẻ ghi nợ nội địa nên chưa xây dựng biểu phí cụ thể cho sản phẩm này.

TCPHT lớn đã có chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp

Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 35 có quy định“tổ chức phát hành thẻ cần có biện pháp phân loại đối tượng khách hàng để có hình thức hỗ trợ phù hợp với sinh viên nghèo, người lao động có thu nhập thấp.”. Trên thực tế, 4/46 TCPHT có chính sách thu phí rút tiền ATM nội mạng như Vietcombank, Agribank...đã đề ra những chính sách cụ thể về phân loại đối tượng khách hàng và hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp, sinh viên nghèo...

Những TCPHT này đều có quy mô lớn với lượng thẻ ghi nợ nội địa chiếm 45% tổng số thẻ toàn thị trường và sở hữu lượng máy ATM chiếm tới 38% tổng số máy ATM tại Việt Nam, qua đó giúp một bộ phận không nhỏ những đối tượng khách hàng nêu trên được hưởng những lợi ích, cụ thể, thiết thực, tránh bị ảnh hưởng bởi việc thu phí rút tiền ATM nội mạng. Bên cạnh đó, các TCPHT khác mặc dù chưa nêu ra chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với nhóm đối tượng nêu trên tuy nhiên qua việc chưa áp dụng thu phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng cũng hưởng ứng chủ trương trên của Thông tư 35.

Mỗi TCPHT có cách thức kết hợp thu phí khác nhau

Về quy định khung phí, ngoài việc tập trung vào phí giao dịch ATM rút tiền nội mạng, Thông tư 35 cũng quy định khung phí cho các phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa khác như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí in sao kê, phí vấn tin tài khoản và phí chuyển khoản tại ATM.

Sau 1 tháng triển khai Thông tư 35, mỗi TCHPT có cách thức kết hợp thu phí khác nhau giữa phí định kỳ và phí giao dịch. Những TCPHT mới tham gia phát hành thẻ, hoặc có lượng chủ thẻ ít thường có xu hướng miễn tất cả các loại phí (phí phát hành, phí thường niên, phí giao dịch tại ATM) cho chủ thẻ nhằm gia tăng số lượng khách hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ thẻ/tài khoản.

Đối với các TCPHT đã phát hành thẻ từ lâu nhưng chưa xây dựng được cơ sở khách hàng đủ lớn có xu hướng áp dụng các khoản phí định kỳ như phí phát hành, phí thường niên nhưng miễn các loại phí giao dịch ATM hoặc ngược lại thu phí giao dịch ATM, miễn phí phát hành, phí thường niên. Các TCPHT có lượng thẻ phát hành lớn, mất nhiều chi phí để duy trì hoạt động hệ thống ATM và chất lượng dịch vụ thẻ thường thu cả phí phát hành, phí thường niên và phí giao dịch ATM.

Cơ chế thu phí đảm bảo dung hòa được lợi ích khách hàng và TCPHT

Việc quy định khung mức phí từ 0-1.000 đồng/giao dịch rút tiền nội mạng tại Thông tư 35 đã thể hiện vai trò quản lý nhà nước của NHNN qua việc điều tiết mức phí tối đa TCPHT được phép thu, làm cơ sở cho các TCPHT xây dựng biểu phí phù hợp với năng lực tài chính và chính sách đối với khách hàng của tổ chức mình.

Theo cơ chế này, một số TCPHT có thể miễn giảm đến mức không thu phí cho khách hàng trong khi một số khác áp dụng thu phí ở mức tối đa 1.000 đồng/giao dịch để bù đắp phần nào chi phí đã đầu tư cho hạ tầng ATM và cân đối thu chi cho việc duy trì hoạt động hệ thống ATM.

Thực tế cho thấy, việc không quy định một mức phí cứng nhắc tại Thông tư 35 (chỉ quy định khung phí) đã đảm bảo tuân thủ pháp luật về cạnh tranh, nguyên tắc thỏa thuận trong giao kết hợp đồng, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn hơn về ngân hàng phục vụ với cách thức thu phí khác nhau. Về phía TCPHT cũng có được sự linh hoạt nhất định trong việc quy định mức phí, chính sách phí đối với khách hàng, đảm bảo dung hòa lợi ích giữa khách hàng và TCPHT.

Kim Chi

SBV

Các tin tức khác

>   Nhân viên ngân hàng vỡ nợ 50 tỉ đồng (03/04/2013)

>   LienVietPostBank: Trả thù lao 45 tỷ đồng cho HĐQT, BKS năm 2012 (03/04/2013)

>   Người dân có thể vay vốn dễ dàng hơn (03/04/2013)

>   TRUSTBank – Thay đổi để thành công (03/04/2013)

>   Ngân hàng “thừa” 110 nghìn tỷ đồng vốn vàng (03/04/2013)

>   Ai bảo lợi tức tiết kiệm thấp? (02/04/2013)

>   Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng về mức trần quy định (02/04/2013)

>   Quyền lực gia đình bà Tư Hường tại NamABank (02/04/2013)

>   HSBC: Lãi suất OMO có thể giảm thêm 50 điểm vào cuối quý 2 (02/04/2013)

>   Sở hữu nhiều TPCP, ngân hàng lãi “khủng”? (02/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật