Thứ Hai, 18/03/2013 07:59

Yếu tố ngoại

Mấy ngày qua, TTCK sôi động với hoạt động bán hàng chục triệu cổ phiếu Vietinbank (CTG) của Quỹ đầu tư chỉ số FTSE khi quỹ này loại CTG khỏi danh mục.

Lý do là Vietinbank đã giới hạn tỷ lệ sở hữu (room) của NĐT nước ngoài để nhường room cho đối tác chiến lược Tokyo Mitsubishi UFJ. Như vậy, tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản này sắp chính thức rót vốn và có chân trong HĐQT Vietinbank. Sự kiện này gợi lại nhu cầu vốn và kinh nghiệm của các NĐT nước ngoài đối với công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Cho đến thời điểm này, tuy chưa có con số chính thức, nhưng những số liệu ước tính từ nhiều phía đều cho thấy, số tiền cần để xử lý nợ xấu và tăng năng lực tài chính cho hệ thống ngân hàng là nhiều tỷ USD. Trong khi đó, các nguồn vốn trong nước, phần vì hạn hẹp, phần vì phải dành để đáp ứng nhiều nhu cầu chi tiêu và đầu tư khác. Bối cảnh đó càng cho thấy rõ vai trò của các dòng vốn từ bên ngoài. Yếu tố ngoại, với vai trò là cú hích để phá vỡ những bế tắc bên trong, không chỉ là công thức, mà còn là kinh nghiệm. Thực tế, những cuộc khủng hoảng mang tính khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã được giải quyết nhanh hơn nhờ vào sự trợ giúp từ phần còn lại của thế giới, mà nổi lên khi đó là vai trò của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Bên cạnh đó, các thị trường khác còn mạnh cũng giúp các nước khủng hoảng phục hồi nhanh về kinh tế nhờ xuất khẩu.

Hiện tại, do cả thế giới đều khó khăn, nên sự trợ giúp từ bên ngoài đối với mỗi nền kinh tế bị hạn chế. Tuy nhiên, xét về tính tương đối, những nền kinh tế quy mô nhỏ như Việt Nam vẫn có cơ hội. Sự kiện Tokyo Mitsubishi UFJ đầu tư vào Vietinbank, nối bước Mizuho đầu tư vào Vietcombank đã phần nào nói lên điều đó. Cũng cần biết rằng, các tổ chức tài chính này đầu tư vào các ngân hàng nói trên một phần là để có điều kiện hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các khách hàng Nhật Bản của họ làm ăn tại Việt Nam. Nó gợi mở những làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới, điều cũng được nhắc đến nhiều tại một hội thảo về thị trường Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp Nhật, tổ chức hôm 14/3 tại Hà Nội. Đặc biệt, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam gần đây ngỏ ý rằng, Nhật sẽ tận tình giúp đỡ Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu. Đó không phải là những nhận định, lời nói vô căn cứ, bởi thực tế bão hòa của nền kinh tế Nhật thúc đẩy các doanh nghiệp nước này đầu tư ra bên ngoài, mà Việt Nam là một trong những điểm đến ưu tiên, do mối lương duyên lâu nay giữa hai nước, cũng như sự hấp dẫn nhất định của thị trường Việt Nam.

Điều mà Việt Nam cần và nên làm lúc này có lẽ là hãy rộng cửa để đón lấy những cơ hội đó, chẳng hạn như nới room cho NĐT nước ngoài tại một số doanh nghiệp. Những dòng vốn như của Tokyo Mitsubishi UFJ hay của Mizuho không phải là những dòng tiền nóng và hơn thế nữa, nó cũng không hẳn chỉ là đầu tư gián tiếp. Rõ ràng, qua những thương vụ đầu tư này, các ngân hàng Việt Nam không chỉ có thêm vốn, mà còn nhận được cả những kinh nghiệm quản trị quý báu.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   SCIC cần đưa vốn vào những lĩnh vực khó (18/03/2013)

>   18/03: Bản tin đầu tuần (18/03/2013)

>   Cổ phiếu vận tải thủy: Nghịch lý hay niềm tin? (18/03/2013)

>   Tháng 5 sẽ vận hành hệ thống cảnh báo sớm CTCK (16/03/2013)

>   Gỡ lối thoát vốn cho doanh nghiệp (16/03/2013)

>   Nhân sự ngành chứng khoán biến động (15/03/2013)

>   VIG bị đưa vào diện kiểm soát từ 18/03 (15/03/2013)

>   SDY lỗ 2 năm liên tiếp, bị đưa vào diện kiểm soát từ 18/03 (15/03/2013)

>   DCL: 25/03 GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2013 (15/03/2013)

>   ACC: 27/03 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thương niên 2013 (15/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật