Thứ Năm, 07/03/2013 14:43

Tài khóa ở đâu?

Việc vực dậy tổng cầu trở nên khó khăn hơn gấp bội và khó có thể thành công nếu không khôi phục lại lòng tin của người dân và DN. Và trong bối cảnh hiện nay, khi mà tăng trưởng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn thì vai trò của chính sách tài khóa là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong vấn đề đầu tư công.

Tăng trưởng kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn do tổng cầu suy giảm. Tổng cầu suy giảm, sức mua yếu là nguyên nhân khiến tồn kho tăng cao, gây đình trệ sản xuất và đẩy nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng. Song đó mới chỉ là bề nổi. Điều nguy hiểm hơn cả chính là sự suy giảm lòng tin.

Rõ ràng, lãi suất không phải là trở ngại chính bởi hiện mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm khoảng 5 - 8% so với đầu năm 2012 và chỉ xấp xỉ mức lãi suất cho vay của năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Nguyên nhân một phần cũng do các DN không mặn mà vay vốn mở rộng sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh đầu ra còn nhiều khó khăn do tổng cầu yếu.

Thiếu lòng tin, người dân có xu hướng tích lũy nhiều hơn thay vì tiêu dùng. Đó là lý do khiến tháng 2, mặc dù là tháng Tết, song tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt khoảng 210 nghìn tỷ đồng. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ đạt 422,2 nghìn tỷ đồng, nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bởi vậy, việc vực dậy tổng cầu trở nên khó khăn hơn gấp bội và khó có thể thành công nếu không khôi phục lại lòng tin của người dân và DN. Và trong bối cảnh hiện nay, khi mà tăng trưởng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn thì vai trò của chính sách tài khóa là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong vấn đề đầu tư công. Đầu tư công cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn để nâng đỡ tổng cầu, và quan trọng hơn, với tư cách là vốn mồi, sẽ lôi kéo, kích thích đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thế nhưng trên thực tế thì sao? Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 20.118 tỷ đồng, bằng 10,5% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Không thể đổ lỗi cho tháng 2 là tháng Tết, có thời gian nghỉ Tết kéo dài được. Bởi còn nhớ, trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ: “Trong điều kiện tổng cầu suy giảm, việc xử lý nợ xấu cần có thời gian, tăng trưởng tín dụng có thể còn thấp trong những tháng đầu năm, chính sách tài khoá có vai trò quyết định trong việc tạo cầu cho nền kinh tế. Phải khẩn trương triển khai những dự án đầu tư theo kế hoạch nhằm tăng nhanh tổng cầu để kích hoạt nền kinh tế, tạo tác động lan toả đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của các DN…”.

Tình hình hiện nay khiến người ta nhớ lại, có những thời điểm, mặc dù Chính phủ chủ trương siết chặt tài khóa, “phanh” đầu tư công, nhưng, đầu tư công vẫn “phi” ầm ầm. Còn nay, bẩy mãi, vẫn không đi… Phải chăng, vấn đề kỷ luật trong đầu tư công đang “có vấn đề”?

Đó là câu hỏi dành cho các cơ quan có thẩm quyền. Chỉ biết rằng, nếu đầu tư công vẫn ì ạch như vậy, tăng trưởng năm nay khó có cơ đạt mục tiêu cao hơn năm 2012.

Minh Trí

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Những giới hạn của chính sách tỷ giá (07/03/2013)

>   Nợ xấu biến mất hay biến thái? (07/03/2013)

>   3,5 tỷ USD mang ra nước ngoài mua nhà (07/03/2013)

>   Hà Nội sẽ xử nghiêm mua bán ngoại tệ trái phép (07/03/2013)

>   Hà Nội tăng cường giám sát vàng và ngoại tệ (06/03/2013)

>   Thị trường ngoại hối dao động do tâm lý (06/03/2013)

>   'Lấy tiền người nghèo giải cứu người giàu' (06/03/2013)

>   SCB chào bán riêng lẻ 300 triệu cp giá 10,000 đồng/cp (06/03/2013)

>   Ngoại hối cần được quản lý như tài nguyên quốc gia (06/03/2013)

>   Giao dịch liên ngân hàng hạ nhiệt (06/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật