Thứ Sáu, 15/03/2013 11:49

Những lưu ý về tồn kho công nghiệp

Một điểm rất đáng lưu ý trong phân tích các chỉ số toàn ngành công nghiệp là đối với từng lĩnh vực, sự điều chỉnh sẽ khác. Cho nên, mức báo động đối với tồn kho của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau. Hiểu về tồn kho đúng mới có cái nhìn chính xác hơn về sản xuất hiện nay.

“Tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung vẫn đáng lo”, ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) khẳng định vậy với Thời báo Ngân hàng. Theo con số công bố mới nhất của cơ quan này, tại thời điểm 1/2/2013 chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,9% so với cùng thời điểm năm trước.

Xét về chuỗi diễn biến gần đây, chỉ số tồn kho có biểu hiện thấp dần. Tuy thế, ông Thúy lưu ý rằng, mức thay đổi rất chậm và quan trọng hơn, con số đang thể hiện cao hơn mức bình thường, theo quan điểm của vị này là nên quanh mức 15%.

Mức độ tồn kho phụ thuộc vào từng sản phẩm, từng chu kỳ sản xuất kinh doanh

Nhìn về tổng thể, quan ngại cho sản xuất công nghiệp của ông Thúy được giải thích như sau. Thứ nhất, tốc độ tăng của chỉ số sản xuất khá thấp. Nếu tính cả hai tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mức tăng tương ứng của hai tháng đầu năm 2012 là 7,3%.

Thứ hai, “mức tăng của chỉ số tiêu thụ luôn thấp hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với sản xuất và vì vậy, tương quan đó sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tồn kho”. Cũng theo vị này, sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu kể trên đã kéo dài nhiều tháng nay.

Để làm rõ hơn, ông Thúy cung cấp thêm thông tin về tỷ lệ giá trị tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo so với giá trị sản xuất. Theo đó, tỷ lệ này của năm 2012 là khoảng 7%. Theo ông Thúy, con số này là khá cao so với mức bình thường nên khoảng 5-6%, hay giá trị hàng tồn kho nói chung nên tương đương khoảng 20 ngày sản xuất.

Với con số mới hơn, ông Thúy cho biết, tỷ lệ tồn kho tháng 1/2013 chiếm khoảng 70% của giá trị sản xuất trong tháng (so sánh giá trị trong tháng khác với so sánh giá trị theo năm). Con số này cũng là cao hơn bình thường, nên vào khoảng 60%. “Chúng tôi đang tính toán để sắp tới sẽ công bố thường xuyên các con số này”, ông Thúy nói thêm.

Cũng vị này lưu ý rằng, các chỉ số chung mang tính cảnh báo vĩ mô, dành cho các cơ quan điều hành là chính. Bởi vì, các nhóm sản phẩm thường có giá trị khác nhau, quyền số tham gia vào chỉ số chung cũng khác nhau nên với các ngành có giá trị sản xuất lớn cũng thường ảnh hưởng lớn hơn đến chỉ số chung.

Theo ông Thúy, khi tính toán quyền số các nhóm sản phẩm vào năm 2010, tồn kho của ô tô rất cao nên quyền số cũng cao. Ví dụ này cho thấy với các chỉ số chung toàn ngành công nghiệp chưa phản ánh chính xác bức tranh của từng nhóm sản phẩm khác nhau.

Bởi vậy, một điểm nữa cũng rất đáng lưu ý trong phân tích các chỉ số toàn ngành công nghiệp là đối với từng lĩnh vực, sự điều chỉnh sẽ khác. Chẳng hạn, tồn kho của các sản phẩm sử dụng lâu bền như đồ gỗ, điện lạnh điện tử… sẽ chấp nhận được ở mức cao hơn các ngành khác như thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh, phân bón, xi măng… “Với sản phẩm điện thoại thông minh chẳng hạn, nhiều thời điểm tồn kho rất lớn nhưng không hẳn đáng quan ngại vì đây là sản phẩm cung cấp theo hợp đồng sản xuất”, ông Thúy nói.

Cho nên, mức báo động đối với tồn kho của mỗi sản phẩm sẽ khác nhau. “Để hiểu rõ hơn về tồn kho, khoảng tháng 9 tháng 10 năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi đến các tập đoàn, tổng công ty đề nghị cho biết mức tồn kho thế nào là chấp nhận được, nhưng sự hồi âm không nhiều…”, ông Thúy cho biết thêm.

Còn theo phân tích của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn đầu năm nay, một số ngành sản xuất được đánh giá là có quan hệ chưa hợp lý giữa sản xuất và tồn kho, với tiêu thụ chậm, tồn kho cao… là đồ uống, thuốc lá, hóa chất, thuốc chữa bệnh, sản phẩm điện tử máy tính, thiết bị điện, xe có động cơ, phương tiện vận tải, giường tủ…

Anh Quân

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Năm tổng công ty được hỗ trợ kinh phí tái cơ cấu (15/03/2013)

>   Vẫn cho một số tàu container nước ngoài vận chuyển nội địa (15/03/2013)

>   Bàn cách “lách” luật xử lý tàu “ma”? (15/03/2013)

>   Thận trọng khi gọi vốn FDI vào thủy sản (15/03/2013)

>   Mỹ ra phán quyết bất lợi cho cá tra, ba sa Việt Nam (15/03/2013)

>   Năm 2012, đầu tư ra nước ngoài mang về 430 triệu USD (14/03/2013)

>   Thép, xi măng lo bị tiết giảm điện (14/03/2013)

>   Doanh nghiệp Nhật muốn hợp tác đầu tư hạ tầng (14/03/2013)

>   Xuất khẩu sản phẩm surimi nhiều tín hiệu lạc quan (14/03/2013)

>   Phát hiện nhiều vụ chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Bình Dương (14/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật