Thứ Tư, 27/03/2013 16:27

Ngân hàng nằm ngoài… ngân hàng

Theo luật định, kể cả NHTM cổ phần cũng như NHTM quốc doanh đều nằm trong "sân chơi” quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vậy mà, hiện thời còn có một tổ chức tín dụng mang tên NHTM nhưng lại nằm ngoài... ngân hàng.

Đã có thời kỳ, việc thành lập ngân hàng trở thành "phong trào” và hệ lụy không tránh khỏi là loại hình doanh nghiệp đặc biệt này bị lạm phát. Số lượng ngân hàng thương mại cổ phần "đẻ” ra quá nhiều trong thời gian ngắn, gây nên "cuộc chiến” cạnh tranh bất lợi nhiều hơn là có lợi. Thời điểm đó thành lập ngân hàng cũng như "khai sinh” các tập đoàn, mải mê chạy theo số lượng, còn chất lượng thì... hạ hồi phân giải.

Trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), đến thời điểm này, đại bộ phận thuộc loại hình cổ phần, NHTM quốc doanh tuy vẫn còn nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Theo luật định, kể cả NHTM cổ phần cũng như NHTM quốc doanh đều nằm trong "sân chơi” quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kể cả người dân bình thường cũng biết việc đó. Vậy mà, hiện thời còn có một tổ chức tín dụng mang tên NHTM nhưng lại nằm ngoài... ngân hàng. Đó là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (OTC: VDB).

Đây là NHTM non trẻ mới đi qua chặng đường 7 năm. Gọi là ngân hàng nhưng VDB lại thuộc Bộ Tài chính. Về mặt quản lý nhà nước, từ khi thành lập đến nay, ngân hàng này đứng ngoài "sân chơi” của NHNN. Đây là hiện tượng cá biệt. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng, đây là ngân hàng chính sách cho nên được phép hoạt động ngoại lệ. Đừng quên điều này, trong hệ thống NHTM có Ngân hàng Chính sách xã hội chuyên làm nhiệm vụ cung ứng vốn vay ưu đãi cho các đối tượng thuộc diện chính sách nhưng ngân hàng này vẫn hoàn toàn do NHNN quản lý. Nếu là ngoại lệ (về đối tượng phục vụ) thì Ngân hàng Chính sách xã hội mới là ngoại lệ chứ không phải Ngân hàng Phát triển.

Các NHTM (kể cả cổ phần cũng như quốc doanh) có bộ máy đứng đầu là hội đồng quản trị. Trong khi đó bộ máy đứng đầu của Ngân hàng Phát triển lại là hội đồng quản lý, bao gồm những thành viên kiêm nhiệm hiện đang giữ trọng trách tại một số Bộ. Đó là sự khác biệt về mặt tổ chức. Hệ thống NHTM trên địa bàn cả nước hoạt động theo phương châm "đi vay để cho vay”, theo đó nguồn vốn tự huy động chiếm phần chủ yếu (thậm chí gần như toàn bộ). Với Ngân hàng Phát triển thì ngược lại, toàn bộ nguồn vốn được hợp thành từ kênh nhà nước: vốn ngân sách, phát hành trái phiếu được nhà nước bảo lãnh, tiếp nhận nguồn vốn ODA... có nghĩa là họ xa lạ với nhiệm vụ tự huy động vốn.

Nợ xấu đang là gánh nặng của ngành ngân hàng đồng thời được coi là "cục máu đông” của nền kinh tế. Ngân hàng Phát triển thuộc loại đứng đầu về chỉ số nợ xấu. Tài liệu của Thanh tra Chính phủ cho biết, đến hết 2010, tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng này lên đến 12,57%.

Vì thế cho nên, ý kiến cho rằng cần chuyển VDB cho NHNN quản lý, không nên duy trì "ngoại lệ” như hiện nay, là rất đáng lưu ý.

Bá Tân

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Bắt đầu đấu thầu, vào cuộc bình ổn giá vàng từ ngày mai (27/03/2013)

>   Lãi suất giảm, tiền nhàn rỗi vẫn ở lại ngân hàng (27/03/2013)

>   Khơi thông dòng chảy vốn (27/03/2013)

>   Giảm lãi suất chỉ gỡ một phần khó cho doanh nghiệp (27/03/2013)

>   NHNN yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (27/03/2013)

>   Ngân hàng Nhà nước bị truy về các gói tín dụng (27/03/2013)

>   Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đưa lãi suất cho vay xuống dưới 13%/năm (27/03/2013)

>   Chủ tịch Eximbank: Bài toán lãi suất hết sức đơn giản (27/03/2013)

>   Điều tra bổ sung vụ lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như (27/03/2013)

>   Rối bời lãi suất mới (27/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật