Thứ Bảy, 30/03/2013 08:17

Lãi suất có cần “trần”?

Trần lãi suất huy động tiền gửi hiện chỉ còn 7,5%/năm nhưng còn trần lãi suất cho vay đang ở mức nào thì hầu hết đều… mù tịt!

Trần lãi suất là giới hạn lãi suất tối đa mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các ngân hàng (NH) thương mại áp dụng với khách hàng. Theo lý giải của các chuyên gia NH, việc áp dụng trần lãi suất là biện pháp quản lý cần thiết nhằm đảm bảo thị trường tiền tệ hoạt động theo khuôn khổ, tránh tình trạng tín dụng tăng trưởng nóng, cân bằng lợi ích giữa ba nhóm đối tượng là người gửi tiền - NH - người đi vay, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng bền vững...

Tính từ tháng 8-2011, NHNN đã sáu lần giảm trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng, từ 14%/năm còn 7,5%/năm (điều này cũng đồng nghĩa với nguồn thu của người gửi tiết kiệm, phần lớn là người cao tuổi, về hưu bị hao hụt đi nhiều). Và trước mỗi lần điều chỉnh, NHNN đều công bố để người dân cả nước biết. Thế nhưng lãi suất cho vay hiện bao nhiêu lại là câu hỏi khó trả lời. Bởi các NH từ lớn tới nhỏ đều giấu biệt thông tin này, chỉ tiết lộ riêng sau khi người đi vay vượt qua nhiều “vòng”.

Các quan chức ngành NH cho rằng việc giảm lãi suất “đầu vào” sẽ gián tiếp hạ nhiệt lãi suất “đầu ra”, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, từng bước khôi phục thị trường sản xuất, kinh doanh, giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô.

Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất cho vay của các NH không giảm mức tương ứng mà chỉ giảm nhỏ giọt, thậm chí là giậm chân tại chỗ.

Theo phản ánh của các DN trên báo chí thì lãi suất trung bình mà họ đang gánh là 13%-15%/năm. Không nhiều DN tiếp cận được mức này. Với các khoản vay cũ, DN phải trả lãi đến 17%-18%/năm, các khoản cho vay tiêu dùng hay bất động sản còn lên đến 20%/năm. Một số NH đã bắt đầu tung ra các gói tín dụng lãi suất 10%-12%/năm nhưng lại kèm nhiều điều kiện khắt khe nên rất ít DN có khả năng tiếp cận được.

Hệ quả tất yếu là các DN nản chí, không muốn đi vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh hay tái đầu tư vì sợ “làm không đủ tiền trả lãi”. Nhiều DN chấp nhận phá sản hoặc sản xuất cầm chừng. Trong khi đó, các NH “ăn cả hai đầu”: Vay vốn (huy động) giá rẻ và cho vay lại với giá “cắt cổ” vì không bị ràng buộc bởi quy định về trần lãi suất cho vay.

Có thể thấy việc trói lãi suất huy động nhưng thả lãi suất cho vay của NHNN đang bị lợi dụng để làm giàu cho một nhóm nhỏ “đại gia” NH. Và như vậy, đã đến lúc các nhà quản lý cần trả lời câu hỏi: “Liệu lãi suất có cần trần?”.

Đỗ Hà

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Eximbank: Thu nhập bình quân 17.4 triệu/tháng trong năm 2012 (29/03/2013)

>   Nguy cơ “bội thực” tranh chấp hợp đồng (29/03/2013)

>   Chặng đường mới chống đôla hóa: Kiên trì, quyết liệt (29/03/2013)

>   ĐHĐCĐ NamABank: Thông qua kế hoạch phát hành gấp đôi thị giá cho cổ đông (29/03/2013)

>   Hạ lãi suất cho vay: Cửa đã mở (29/03/2013)

>   NHNN giải thích về việc đấu thầu vàng miếng (29/03/2013)

>   Chưa phải lúc phá giá tiền đồng (29/03/2013)

>   Ngập ngừng mời nhà đầu tư ngoại giải cứu ngân hàng yếu (29/03/2013)

>   Về một lời hứa của Thủ tướng (29/03/2013)

>   NHNN công bố 2 thủ tục thuộc lĩnh vực kinh doanh vàng (28/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật