Thứ Hai, 18/03/2013 14:17

IMF rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa qua đã công bố báo cáo đầu tiên đánh giá toàn diện tính lành mạnh và sự ổn định của hệ thống tài chính Châu Âu trong bối cảnh sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở khu vực này.

Theo đó, IMF đã rút ra những bài học sâu sắc như sau : cần phải xây dựng những ngân hàng lớn mạnh để giảm bớt khả năng tổn thương của hệ thống tài chính và tăng cường hoạt động cho vay; duy trì động lực bền vững trong việc thiết lập liên minh ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định và hạn chế các rủi ro; và thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quyền lực và các quốc gia sẽ thực hiện hiệu quả các chính sách và tăng cường công tác thanh tra tài chính. Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở thu thập và phân tích các thông tin do các quốc gia Châu Âu cung cấp và kết luận tại các chuyến công tác của các phái đoàn chuyên gia IMF đến làm việc với các định chế thanh tra tài chính chủ chốt tại Châu Âu trong tháng 11-12/2012.

Báo cáo này nhận định rằng các nhà hoạch định chính sách đã đạt được những tiến bộ gần đây trong việc khắc phục các vấn đề khó khăn tài chính tại Liên minh Châu Âu (EU), nhưng khu vực này vẫn còn dễ bị tổn thương và các nhà hoạch định chính sách và các ngân hàng cần phải tăng cường nỗ lực trong các lĩnh vực như chấn chỉnh lại bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, đẩy mạnh việc thiết lập một liên minh ngân hàng có hiệu quả, và phát triển mạnh mẽ khuôn khổ thanh tra tài chính EU để qua đó tăng thêm uy tín và lòng tin đối với Cơ chế thanh tra duy nhất (SSM) và Cơ quan quyền lực ngân hàng Châu Âu (EBA) như đã được đề xướng.

Báo cáo vạch ra 3 rủi ro chủ chốt mà hiện nay EU vẫn phải đối mặt là tình trạng tiếp tục suy giảm trong tăng trưởng dẫn đến hậu quả làm xấu đi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng và chính phủ, tình trạng căng thẳng và rối lọan của các thị trường tài trợ vốn có thể dẫn đến hậu quả tài trợ và thanh khoản tiêu cực, và tiếp tục suy giảm mạnh hơn nữa giá cả tài sản. Đặc biệt tại một số quốc gia mức độ tập trung hóa quá lớn vào hệ thống ngân hàng làm phát sinh một số ngân hàng có quy mô quá lớn đến nỗi không thể bị giải thể càng làm tăng thêm khả năng tổn thương của quốc gia đó.

Báo cáo này khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần phải nhanh chóng đi đến thỏa thuận và thực hiện các đề nghị của Ủy ban Châu Âu nhằm hài hòa các nhu cầu về vốn, xử lý các ngân hàng yếu kém và tăng cường khuôn khổ thanh tra bảo hiểm tiền gửi.

Báo cáo dẫn lời một quan chức lãnh đạo Vụ tiền tệ và thị trường vốn của IMF nói: Phục hồi ổn định tài chính tại EU không hề dễ dàng và vấn đề ưu tiên hiện nay là thiết lập các khuôn khổ duy nhất cho việc quản lý rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, thanh tra và xử lý, với sự hỗ trợ tài khóa chung cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là liên minh tiền tệ.

sbv

Các tin tức khác

>   Thị trường vốn Malaysia được quốc tế đánh giá cao (18/03/2013)

>   Đánh thuế tiền gửi, người dân Cộng hòa Síp đổ xô rút tiền (18/03/2013)

>   IMF hối thúc Liên minh châu Âu củng cố ngân hàng (17/03/2013)

>   Hội nghị thượng đỉnh EU vẫn chưa có bước đột phá (17/03/2013)

>   Thụy Sĩ có thể lấy lại đà tăng trưởng trong năm nay (17/03/2013)

>   Bồ Đào Nha được gia hạn giảm thâm hụt ngân sách (16/03/2013)

>   Gọng kìm mới với ngân hàng châu Âu (16/03/2013)

>   Eurozone, IMF cấp 10 tỷ euro giải cứu Cộng hòa Síp (16/03/2013)

>   Qatar lên kế hoạch rót 16 tỷ USD vào hạ tầng ở Anh (15/03/2013)

>   Hội nghị thượng đỉnh EU-Những vấn đề đầy gai góc (15/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật