Điểm mặt những cổ phiếu đầu tiên rời sàn năm 2013
Trong quý đầu năm 2013, thị trường đã đón nhận thông tin 5 doanh nghiệp và 1 quỹ rời sàn, ngoài ra còn có một doanh nghiệp chưa có thông tin hủy niêm yết nhưng đã được cổ đông chấp thuận giải thể tại ĐHĐCĐ thường niên.
Hơn nữa, khi BCTC kiểm toán của các doanh nghiệp được công bố, sẽ còn nhiều mã chứng khoán bị loại khỏi cuộc chơi nữa bởi KQKD năm 2012 kém khả quan dẫn đến 3 năm liên tiếp lỗ hoặc lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ.
Cùng điểm qua vài nét từ khi lên sàn tới nay của mã chứng khoán đã và đang trong quá trình hủy niêm yết. Những cổ phiếu này lúc mới chào sàn đều ở mức giá khoảng vài chục ngàn trở lên, sau đó rớt thê thảm và lúc rời sàn chỉ còn khoảng vài ngàn đồng.
DDM - CTCP Hàng Hải Đông Đô
- Ngày niêm yết: 22/07/2008
- Ngày hủy niêm yết: 10/04/2013
- Ngày cuối cùng giao dịch: 09/04/2013
- Giá ngày đầu giao dịch 16,800 đồng
- Giá ngày 26/03/2013: 800 đồng
Theo BCTC kiểm toán 2012, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2012 của DDM đến hơn 127 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp (122.4 tỷ đồng), thuộc diện phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định về hủy niêm yết bắt buộc thuộc Nghị định 58 ban hành ngày 20/07/2012. Hiện Sở GDCK TPHCM đã có quyết định chính thức về việc này.
DDM có giá cổ phiếu từng đạt đỉnh vào tháng 9/2008 ở mức giá 35,400 đồng khi lên sàn được gần 2 tháng. Ngay sau đó, giá cổ phiếu rơi tự do và lọt thõm dưới cả mức 1,000 đồng như hiện nay.
DHI - CTCP In Diên Hồng
- Ngày niêm yết: 04/12/2006
- Ngày hủy niêm yết: Chưa có
- Ngày cuối cùng giao dịch: Chưa có
- Giá ngày đầu giao dịch: 19,600 đồng
- Giá ngày 26/03/2013: 5,800 đồng
Hiện chưa có thông tin chính thức từ Sở GDCK cũng như công ty về việc hủy niêm yết nhưng tại ĐHĐCĐ thường niên 2013 tổ chức ngày 25/02, cổ đông đã nhất trí thông qua kế hoạch giải thể. Như vậy việc hủy niêm yết không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra.
HĐQT của DHI cho biết tình hình kinh tế khó khăn, trong năm 2012 công ty đã cho nghỉ chế độ 102 công nhân và hiện chỉ còn 19 người cho nên không thể tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh. HĐQT nhận thấy nếu tiếp tục hoạt động chỉ tiếp tục thua lỗ và mất dần vốn cổ đông, trong hai năm 2011 và 2012 công ty đã liên tục lỗ, lợi nhuận chưa phân phối tính đến cuối năm 2012 là âm 7 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu DHI từng đạt đỉnh vào tháng cuối năm 2007 ở mức giá 56,600 đồng, sau đó trượt dài và không có sóng hồi nào đáng kể cho đến tận bây giờ.
Nguồn: VietstockTrader
|
PHT - CTCP SX & TM Phúc Tiến
- Ngày niêm yết: 28/09/2009
- Ngày hủy niêm yết: 24/01/2013
- Ngày cuối cùng giao dịch: 23/01/2013
- Giá ngày đầu giao dịch 30,000 đồng
- Giá ngày giao dịch cuối cùng: 5,600 đồng
PHT thực hiện hủy niêm yết tự nguyện để sáp nhập vào CTCP Tập đoàn Thép Tiến lên (TLH). Mối liên hệ giữa hai doanh nghiệp khá mật thiết, ông Nguyễn Mạnh Hà vừa làm Chủ tịch HĐQT TLH vừa làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của PHT. Đồng thời, bản thân ông Hà nắm giữ 17.3% và Tập đoàn Thép Tiến lên nắm 24.8% vốn PHT tính đến ngày 24/02/2012.
Giá cổ phiếu PHT trong suốt quá trình hiện diện trên sàn đều theo xu hướng giảm, đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước. Đặc biệt, khoảng 3 tháng cuối năm 2012, giá cổ phiếu đi ngang ở mức rất thấp 4,500 đồng đến đầu năm 2013 thì phục hồi lên mức 5,600 đồng.
Nguồn: VietstockTrader
|
SBS - CTCP Chứng choán NH Sài Gòn Thương tín
- Ngày niêm yết: 05/07/2010
- Ngày hủy niêm yết: 25/03/2013
- Ngày cuối cùng giao dịch: 22/03/2013
- Giá ngày đầu giao dịch 42,000 đồng
- Giá ngày giao dịch cuối cùng: 900 đồng
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2012, SBS lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2012 gần 1,768 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp là 1,266.6 tỷ đồng. Bởi vậy, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc vào ngày 25/03 theo quyết định của sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh.
Giá cổ phiếu SBS đạt đỉnh cao nhất là vào thời điểm chào sàn đầu tiên, sau đó tuột dốc và lấy lại phong độ vào cuối năm 2010. Kể từ đó đến nay, giá mã chứng khoán này lao dốc không phanh cùng với sự suy yếu về hoạt động kinh doanh và liên tục báo lỗ qua nhiều năm.
Nguồn: VietstockTrader
|
TLT - CTCP Viglacera Thăng Long
- Ngày niêm yết: 08/12/2006
- Ngày hủy niêm yết: 28/02/2013
- Ngày cuối cùng giao dịch: 27/02/2013
- Giá ngày đầu giao dịch 35,000 đồng
- Giá ngày giao dịch cuối cùng: 1,100 đồng
TLT hủy niêm yết tự nguyện do kết quả kinh doanh kém khả quan, năm 2008 lỗ khủng cả trăm tỷ đồng. Ba năm tiếp theo sau đó TLT tuy có lãi nhưng chỉ khoảng vài tỷ đồng. Và năm 2012 thì đặt kế hoạch lỗ 35 tỷ đồng sau khi 3 quý đầu báo lỗ hơn 12 tỷ đồng, lợi nhuận lũy kế tính đến 30/09/2012 đã âm tới 117.9 tỷ đồng (hiện tại chưa công bố BCTC quý 4/2012).
Giá cổ phiếu TLT có thời đạt đỉnh rất cao vào cuối năm 2007 với hơn 95,000 đồng/cp. Sau thời kỳ suy thoái, cổ phiếu TLT có phục hồi vào giữa năm 2010 nhưng không đáng kể và cuối cùng thị giá chỉ còn lại 1,100 đồng.
Nguồn: VietstockTrader
|
VFC - CTCP Vinafco
- Ngày niêm yết: 24/07/2006
- Ngày hủy niêm yết: 31/01/2013
- Ngày cuối cùng giao dịch: 30/01/2013
- Giá ngày đầu giao dịch 30,000 đồng
- Giá ngày giao dịch cuối cùng: 5,600 đồng
Công ty hủy niêm yết tự nguyện thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2011 thông qua ngày 19/04/2012 do cổ phiếu trên sàn có thị giá thấp, tính thanh khoản kém cổ đông và ban lãnh đạo cho rằng điều này không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp và việc tiếp tục ở lại sàn không đem lại lợi ích cho cổ đông.
Xem xét kết quả kinh doanh công ty cho đến thời điểm họp ĐHĐCĐ thường niên 2011 cho thấy VFC vẫn đang hoạt động rất tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn qua từng năm trong gia đoạn 2005 – 2010, riêng năm 2011 doanh thu tăng 25% và lãi ròng tăng gấp đôi so năm 2010. Qua đến 2012, tính đến hiện tại công ty chưa công bố BCTC quý 4 nhưng chỉ xét riêng 9 tháng đầu năm, VFC kinh doanh có lãi 5.4 tỷ đồng tuy sụt giảm khá mạnh so năm trước, giảm những 63% song so kế hoạch năm thì đã gần hoàn thành.
Giá cổ phiếu VFC đã từng đạt đỉnh khoảng 50,000 đồng vào cuối năm 2007. Bước sang 2008, giá VFC gần như lao dốc và rớt xuống đáy vào cuối năm, sau đó giá có phục hồi trở lại song không đáng kể so thời hoàng kim và dần đi ngang từ đầu năm 2011 cho tới ngày hủy niêm yết.
Nguồn: VietstockTrader
|
VFMVFA - Quỹ Đầu Tư Năng Động Việt Nam
- Ngày niêm yết: 09/08/2010
- Ngày hủy niêm yết: 11/03/2013
- Ngày cuối cùng giao dịch: 08/03/2013
- Giá ngày đầu giao dịch 10,000 đồng
- Giá ngày giao dịch cuối cùng: 7,000 đồng
VFMVFA hủy niêm yết chứng chỉ quỹ để chuyển sang quỹ mở.
Chứng chỉ quỹ giao dịch trên sàn hơn hai năm, hầu hết đều nằm dưới mệnh giá, hay thậm chí là dưới 4,000 đồng vào quý cuối năm 2011. Trong năm 2012 mã chứng khoán VFMVFA lình xình đi ngang và phục hồi lên 7,000 cho đến khi hủy niêm yết, giảm 30% so ngày đầu tiên giao dịch.
Nguồn: VietstockTrader
|
12 nguy cơ hủy niêm yết
Ngoài những công ty đã và đang trong quá trình hủy niêm yết trên, còn có 12 doanh nghiệp khác nằm trong tầm ngắm, chỉ cần BCTC kiểm toán năm 2012 được công bố thì số phận sẽ được định đoạt.
Những doanh nghiệp này một là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm vượt vốn điều lệ thực góp như FBT, IFS, VCH, DTC, SHC, SD8, THV và S27; hai là lỗ 3 năm liên tiếp SCC, VES và thậm chí mắc cả hai điều trên là VSG và TLC.
LNST 3 năm gần nhất của các DN có nguy cơ hủy niêm yết
|
Mỹ Hà (Vietstock)
FFN
|