Thứ Sáu, 01/02/2013 13:14

Tăng đề kháng, tạo sức bền cho thanh khoản

Quan điểm của TS. Lê Đức Thọ - Phó tổng giám đốc VietinBank, để đảm bảo thanh khoản bền vững thì các ngân hàng phải quản lý cân đối vốn giữa tài sản Nợ - Có. Đồng thời các ngân hàng quản lý chất lượng tín dụng đầu tư để bảo đảm các khoản đến hạn có khả năng quay vòng trở về ngân hàng. Điều này đòi hỏi công tác quản trị rủi ro phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1/2013, Chính phủ một lần nữa khẳng định thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục ổn định. Số dư tiền gửi của dân cư vẫn duy trì ổn định; số dư tiền gửi của các TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm 10% - 11%/năm so với đầu năm 2012 và ổn định ở mức thấp, không còn tình trạng căng thẳng về thanh khoản, đẩy lãi suất lên cao như trước.

Hơn thế, các TCTD đã mua lại một lượng lớn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư và dự phòng thanh khoản. Điều này cho thấy, họ đã chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống.

Mặc dù cải thiện rõ rệt, song tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nhìn nhận: tình hình thanh khoản của các TCTD vẫn còn chưa thực sự bền vững. Ở đâu đó một vài TCTD vẫn còn gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn đến tình trạng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định trần lãi suất huy động của NHNN. Tuy tỷ lệ sử dụng vốn cho vay/huy động giảm từ trên 100% xuống 94% – 96%, nhưng vẫn là mức cao. Như vậy, rủi ro thanh khoản vẫn rình rập. Bởi vậy, ổn định thanh khoản tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng đặt ra trong năm 2013.

Một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm nhận định: với đặc thù nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi rủi ro luôn rình rập. Ở góc độ vĩ mô, vị này phân tích, ở các nước phát triển luôn ổn định được vì họ có tích tụ tư bản qua nhiều năm nên có nhiều người giàu, các tập đoàn kinh tế lớn, thặng dư nền kinh tế lớn nên tạo nguồn vốn lớn cho ngân hàng. Còn tại Việt Nam gần như đa phần tiết kiệm từ dân cư. Nhưng nguồn tích trữ này còn chia cho nhiều kênh đầu tư khác: vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản.

Do vậy, rõ ràng nguồn tiền duy trì tại các ngân hàng Việt Nam bị chi phối nhiều. “Nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, tính không ổn định của nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng. Do đó, chỉ khi kinh tế vĩ mô phát triển bền vững thì thanh khoản của ngân hàng mới ổn định vững chắc”, vị này nhấn mạnh.

Để đảm bảo ”sức đề kháng” cho mình, nhiều ý kiến cho rằng, trước hết tự bản thân các TCTD phải tự giác phòng vệ bằng việc quản lý thanh khoản thật tốt. Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho rằng, các ngân hàng cần thực hiện đầy đủ quy chuẩn về quản lý rủi ro thanh khoản như chỉ số cho vay trên tổng huy động; quản lý chặt chẽ thanh khoản, tiền vào, tiền ra hàng ngày. Nhất là ngân hàng phải có lực lượng cán bộ có năng lực có thể đánh giá đúng xu hướng thị trường để ra quyết định chuẩn xác.

Theo ông Tùng, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tự giác chứ không cần “thúc ép” từ cơ quan quản lý. Ví như, trong rủi ro tín dụng, NHNN đưa ra định hướng chính sách quy định trong cho vay, nhưng để đánh giá, thẩm định chính xác từng khoản vay phải là việc của từng ngân hàng. Rủi ro thanh khoản cũng tương tự như vậy, nhưng khi nó xảy ra rất nhanh, và hậu quả để lại là khôn lường. Chính vì vậy, không chỉ là tự giác tuân thủ các chính sách hiện hành, để đảm bảo sức khỏe tốt cho mình, mỗi ngân hàng phải có chiến lược dự phòng rủi ro cho thanh khoản.

Đồng quan điểm với ông Tùng, một chuyên gia đề xuất, các ngân hàng nên đưa ra kịch bản cho thanh khoản. Cụ thể, trong trường hợp vốn huy động giảm bao nhiêu thì sẽ có nguồn nào để bù đắp. Vị này cho rằng, kịch bản càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì khả năng đối phó và quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng đó tốt bấy nhiêu.

Theo quan điểm của TS.Lê Đức Thọ - Phó tổng giám đốc VietinBank, để đảm bảo thanh khoản bền vững thì các ngân hàng phải quản lý cân đối vốn giữa tài sản Nợ - Có. Đồng thời các ngân hàng quản lý chất lượng tín dụng đầu tư để bảo đảm các khoản đến hạn có khả năng quay vòng trở về ngân hàng. Điều này đòi hỏi công tác quản trị rủi ro phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ tỷ lệ an toàn hoạt động.

Ông Tùng nhận định, trong thời gian tới, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt hơn sẽ hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho ngân hàng, vừa đảm bảo hiệu quả trong quản lý vốn. Theo ông Tùng, sau một thời gian hoạt động, thị trường liên ngân hàng đã dần đi vào ổn định. Bài học về sự dễ dãi trong cho vay trên thị trường này năm 2012 đã khiến các ngân hàng “tỉnh ngộ” và thị trường quay trở lại đúng bản chất của nó. Nhưng ông Thọ cũng lưu ý, đây mới chỉ là bước đầu trong quá trình tái cấu trúc, cần thêm thời gian mới có kết quả cụ thể hơn. Và để hoạt động này tốt hơn nữa, bên cạnh nỗ lực của NHTM, cần hỗ trợ của NHNN qua các công cụ CSTT, nhất là thị trường mở, tái cấp vốn.

Huyền Thanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Hạn chế tiền mặt: Cần thêm cả biện pháp kinh tế (01/02/2013)

>   Cầu tín dụng mới là yếu tố quyết định (01/02/2013)

>   Hai thách thức trên thị trường tiền tệ năm 2013 (01/02/2013)

>   Ra tết, lãi suất lại tăng? (01/02/2013)

>   Không nên mua tranh vàng với dân (01/02/2013)

>   NHNN ban hành Chỉ thị 01 điều hành chính sách tiền tệ 2013 (01/02/2013)

>   Chưa hoàn tất đề án lập công ty quản lý tài sản (31/01/2013)

>   TS. Cao Sỹ Kiêm: Không thể để người dân gánh sự yếu kém của ngân hàng (31/01/2013)

>   Mở rộng tín dụng hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (31/01/2013)

>   Lạm phát làm khó xử lý nợ xấu? (31/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật