Thứ Tư, 20/02/2013 10:56

Ngân hàng “ăn đủ”, khách hàng lãnh đủ

Dịch vụ thẻ chưa phong phú, liên tiếp gặp các sự cố máy móc liên quan tới thẻ nhưng ngược lại các chính sách về phí thẻ ngày càng cao. Chưa kể đến việc từ 1-3 tới nhiều ngân hàng (NH) chính thức thu phí rút tiền ATM nội mạng.

Nền kinh tế hướng tới hội nhập, việc tiêu dùng qua thẻ ngày càng được khuyến khích ưu tiên. Tuy nhiên, không chỉ nặng gánh với khoản tiền ban đầu gọi là phí mở thẻ, các khách hàng có thẻ vẫn bị móc túi với hàng chục loại phí khác nhau. Trong khi thu nhập chỉ tính được bằng đầu ngón tay 3-5 triệu đồng/tháng mà số tiến đóng phí vẫn tăng đều khiến cho khách hàng mệt mỏi.

Chẳng hạn, để truy vấn số dư, chủ thẻ cũng phải trả 1.650 đồng/lần, muốn nhận bản sao hóa đơn giao dịch từ 10.000 đến 50.000 đồng/hóa đơn. Nếu để mất thẻ, muốn làm lại 50.000 đồng/lần, mất mã pin 10.000 đồng/lần, phí đòi bồi hoàn thiệt hại 50.000 đồng/giao dịch, phí VAT, phí chuyển khoản nội mạng…

Qua phản ánh của khách hàng, nhiều người ngã ngửa khi biết phí dịch vụ sử dụng thẻ quá cao. Nhất là đối với thẻ tín dụng Visa, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ … Chị N.T - một chủ thẻ của Techcombank Visa giật mình khi thấy mức phí cho hai lần giao dịch trên máy ATM Vietinbank là 60.000 đồng. Không tin vào mức phí "khủng” trên, chị tìm cách liên hệ với Trung tâm Dịch vụ khách hàng của Techcombank. Và chị nhận được câu trả lời: mức phí rút tiền của thẻ ATM trên các cây ATM ngoại mạng khoảng 6.000 đồng/giao dịch (cả VAT). "Với thẻ Visa, nếu chị rút ở cây các NH khác, mỗi NH sẽ thu một mức phí quản lý cây ATM khác nhau, có NH thu 20.000 đồng/giao dịch, có NH 25.000, cũng có nơi thu 30.000 đồng/ giao dịch. Tại cây Viettinbank, họ thu phí quản lý cây ATM là 25.000 đồng/giao dịch, nên giao dịch rút tiền từ thẻ Techcombank Visa trên cây ATM sẽ mất cộng khoảng 30.000 đồng”- cô nhân viên này giải thích.

Chưa hết, anh Hoàng Sơn (Bà Triệu, Hà Nội) cũng sử dụng thẻ Visa của Techcombank nói: tháng trước tết đi ăn tại nhà hàng đưa biên lai 1,8 triệu đồng và anh quyết định thanh toán bằng thẻ. Và mới cách đây tròn 2 hôm, nhân viên ngân hàng đưa danh bạ thanh toán thì số tiền lại vượt lên gần 200.000 đồng. Anh còn nói, nếu như chậm thanh toán tiền cho ngân hàng theo thời hạn thì lãi phải trả cho ngân hàng không biết đường nào mà lần.

Không những Techcombank, nhiều biểu phí thẻ tín dụng của các ngân hàng khác cũng cao ngất ngưởng. Chẳng hạn biểu phí thẻ tín dụng Maritime Bank Platinum, riêng mức phí thường niên đối với mỗi thẻ chính đã lên tới 1,2 triệu đồng/năm. Còn muốn rút tiền mặt thì mức phí trung bình 3%/ tổng số tiền mỗi lần rút.

Kêu trời không thấu

Nhưng điều khiến khách hàng bức xúc là sự không rõ ràng và thiếu minh bạch trong việc thu phí của NH. Anh Nguyễn Tú (ngõ 87 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) cho biết, các ngân hàng gọi điện thoại mời chào làm thẻ, tiêu dùng qua thẻ. Tuy nhiên không hiểu cách tính như thế nào.

Theo bà Lại Huyền Linh - Giám đốc Trung tâm Thẻ NH Dầu khí Toàn cầu (GPBank) thì, hiện, trên thị trường để mua một máy ATM NH phải bỏ ra khoảng 300 triệu đồng, ngoài ra còn có chi phí vận hành cho ATM. Các NH cũng phải thuê địa điểm ATM, ở những vị trí bình thường sẽ mất khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, còn ở các chung cư, tòa nhà, trung tâm thương mại thì mức giá lên tới 20 triệu mỗi tháng. Chưa kể tiền điện, điều hòa, đường mạng, an ninh bảo vệ, phí bảo trì hằng năm khoảng 20 triệu…. Và việc thu phí khi sử dụng dịch vụ là điều mà các ngân hàng đều hướng tới.

Tuy nhiên, bà Linh cũng cho rằng, mức phí phải tính toán sao cho phù hợp và phải có một lộ trình thích hợp theo chủ trương hạn chế dùng tiền mặt của Chính phủ. Tôi cho rằng cũng cần có chính sách hỗ trợ thuế nhập khẩu, thuế VAT từ Chính phủ qua đó gánh bớt chi phí cho ngân hàng và từ đó để các ngân hàng không áp dụng phí cho khách hàng.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng trong thời điểm người lao động vật lộn với hàng loạt chi phí cứ vùn vụt tăng như hiện nay, nên cân nhắc khi đặt thêm các loại phí, đồng thời phải xem xét lộ trình tăng phí ATM nội mạng mà NH Nhà nước đưa ra có thuyết phục không, nếu không người lao động sẽ quay lưng với dịch vụ ATM. "Nên có sự chia sẻ giữa ba bên, tránh việc tập trung thu phí chủ thẻ” - ông Doanh nói.

Tại hội thảo "Quyền lợi của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, sử dụng thẻ ATM và dịch vụ bảo hiểm” các chuyên gia trong ngành cũng chỉ ra những vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng như các lĩnh vực dịch vụ còn nhiều bất cập, người tiêu dùng còn chưa hiểu về các loại dịch vụ thẻ, chưa biết hết những quyền lợi mình được hưởng khi tham gia các dịch vụ thẻ.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   STB: Lãi trước thuế tháng 01/2013 đạt 275 tỷ đồng (20/02/2013)

>   Ngân hàng và những thỏa hiệp ngầm (20/02/2013)

>   Giá USD “chợ đen” vượt mốc 21.000 đồng (20/02/2013)

>   "Siết" vàng hay "siết" dân? (20/02/2013)

>   Tín dụng âm 0,16% trong gần 2 tháng đầu năm (19/02/2013)

>   Sửa chuẩn an toàn nhà băng: Hết thời “liệu pháp sốc”? (19/02/2013)

>   VCB: Lãi ròng quý 4/2012 tăng trưởng 47% cùng kỳ năm trước (19/02/2013)

>   MBB: Lãi ròng hợp nhất 2012 tăng 9% lên 2,311 tỷ đồng (19/02/2013)

>   Đôla chợ đen bất ngờ tăng giá sau Tết (19/02/2013)

>   OCB thay chủ tịch HĐQT (16/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật