Thứ Ba, 12/02/2013 21:30

M&A ngành dầu khí sôi động nhất năm 2012

"Cơn khát tài sản dầu khí toàn cầu Trung Quốc vẫn không suy giảm".

Giao dịch M&A “khủng”...

Tờ WSJ dẫn nguồn Hãng nghiên cứu Dealogic cho thấy, ngành dầu khí dẫn đầu trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) năm 2012 xét về tổng giá trị. Có nhiều động lực dẫn đến sự bùng nổ hoạt động M&A trong ngành dầu khí, trong đó có sự xuất hiện của các mỏ đá phiến trữ dầu khí thúc đẩy các đại gia tìm đường tiếp cận với nguồn khai thác loại năng lượng mới này.

Theo Dealogic, ngành năng lượng thế giới đã chi ra gần 348 tỷ USD để thực hiện các thương vụ M&A. Con số này tăng vọt 38% so với năm 2011 và đã đạt đến mức cao nhất kể từ năm 2000.

Hai hãng khác là PLS Inc. và Derrick Petroleum Services đưa ra báo cáo về cơ cấu các thương vụ M&A trong ngành năng lượng trong năm 2012, cho thấy sự xuất hiện của những thương vụ “khủng” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tăng vọt tổng giá trị M&A toàn ngành năng lượng.

Theo Brian Lidsky, Giám đốc điều hành chi nhánh bang Houston của PLS Inc., ba thương vụ “khủng” của năm 2012 đã chiếm tới 97 tỷ USD, cụ thể là thương vụ trị giá 62 tỷ USD của Rosneft mua lại TNK-BP, thương vụ 18 tỷ USD của CNOOC mua lại Nexen và thương vụ 17,2 tỷ USD của Freeport-McMoRan Copper & Gold mua lại Plains E&P. Excluding.

Đặc biệt, trong quý IV/2012, tổng giá trị M&A tăng bất thường với 137 tỷ USD, Lidsky cho biết và giải thích nguyên nhân là do các bên mua và bán nỗ lực hoàn tất thương vụ của mình trước khi có bất cứ thay đổi nào về chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến “vách đá tài chính” khi Tổng thống Obama nhận nhiệm kỳ thứ hai.

Vậy điều gì đã khiến hoạt động M&A bùng nổ trong ngành năng lượng năm vừa qua? Đối với bất kỳ một lĩnh vực kinh tế nào, hoạt động M&A luôn bị tác động bởi hai yếu tố: thứ nhất là nhu cầu của các NĐT tài chính muốn gia nhập hoặc thoái vốn khỏi một lĩnh vực mà doanh thu và lợi nhuận bước vào thời kỳ tăng hoặc giảm mạnh; thứ hai là sự thay đổi trong chiến lược đầu tư dài hạn của những NĐT công nghiệp trong ngành đó. Hiện tượng trong ngành dầu khí năm 2012 xuất phát từ nguyên nhân thứ hai nhiều hơn.

... Để củng cố vị thế

Các đại gia trong ngành năng lượng tiếp tục nỗ lực củng cố vị thế của mình trong năm vừa qua, thể hiện ở giá trị bình quân của mỗi thương vụ đã lớn hơn rất nhiều. Theo số liệu của S&P Capital IQ hồi tháng 9/2012, giá trị bình quân của các thương vụ trong ngành năng lượng toàn cầu khi đó vào khoảng 1 tỷ USD, trong khi giá trị bình quân này trong các năm trước chỉ đạt khoảng 422 triệu USD. Tiêu biểu cho làn sóng này là vụ Kinder Morgan mua El Paso Corporation với giá 36,7 tỷ USD trong tháng 5/2012.

... và chiếm lĩnh các nguồn năng lượng

Sự xuất hiện của các khối đá phiến trữ dầu và khí ở khu vực Mỹ và Canada thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng dẫn đến những thay đổi chiến lược trong hoạt động khai thác dầu khí toàn cầu. Các đại gia dầu khí nỗ lực tìm cách kết nối để có một phần quyền lợi ở những mỏ khai thác mới này. Williams Partners L.P., một công ty vận chuyển năng lượng tập trung vào thị trường Mỹ, đã tăng sự hiện diện của mình ở Marcellus Shale bằng cách mua lại Caiman Eastern Midstream LLC với giá 2,5 tỷ USD.

Các công ty Trung Quốc cũng tích cực không kém trong việc tìm đến các khu vực dầu và khí đá phiến ở Mỹ. Sinopec International Petroleum Exploration & Production, một công ty con của China Petroleum & Chemical Corp., đã mua 33% phần quyền lợi ở các mỏ dầu đá phiến ở Niobrara, Mississippian, Utica Ohio, Utica Michigan và Tuscaloosa từ Devon Energy Corporation với giá 2,5 tỷ USD. PetroChina Co. Ltd. mua các tài sản khí đá phiến ở Groundbirch, Canada từ Royal Dutch Shell với giá 1,3 tỷ USD.

Ngoài ra, các công ty dầu quốc gia hay còn gọi là “NOCs” (national oil companies) đang nỗ lực rõ rệt để gia tăng vị thế của mình tại các mỏ năng lượng trên toàn thế giới. Điển hình cho hiện tượng này lại là Trung Quốc.

Yashodeep Deodhar, luật sư của Derrick Petroleum Services, nói: “Cơn khát tài sản dầu khí toàn cầu của Trung Quốc vẫn không suy giảm, với ví dụ điển hình là thương vụ 18 tỷ USD của CNOOC mua lại Nexen Inc. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục mua, gồm thương vụ 2,5 tỷ USD của Sinopec mua lại các tài sản ở Nigeria từ Total, thương vụ 2,2 tỷ USD của PetroChina liên doanh với các bộ phận tại Canada của Encana, thương vụ 2 tỷ USD của CNOOC mua những quyền lợi tăng thêm ở Dự án QCLNG ở Australia từ BG và thương vụ của PetroChina trị giá 1,6 tỷ USD mua một phần quyền lợi ở Dự án Browse LNG cũng ở Australia từ BHP Billiton".

Quang Minh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Kinh tế thế giới 2013: Nhờ cậy những "con hổ" châu Á (12/02/2013)

>   Venezuela phá giá đồng nội tệ (10/02/2013)

>   Trung Quốc: Thương mại hồi phục, lạm phát giảm (08/02/2013)

>   Lãnh đạo EU nhất trí ngân sách chung 960 tỷ euro (08/02/2013)

>   Chủ tịch EU đề nghị ngân sách chung chỉ 973 tỷ euro (08/02/2013)

>   Nhật Bản bị cáo buộc khơi dậy “cuộc chiến tiền tệ” (08/02/2013)

>   BI: Dự trữ ngoại tệ của Indonesia đạt 108,78 tỷ USD (08/02/2013)

>   Mỹ: Cắt giảm chi tiêu ngân sách tác động đến kinh tế (08/02/2013)

>   Lợi nhuận ròng giảm, Credit Suisse cắt giảm chi phí (08/02/2013)

>   “Anh có thể phải bơm thêm tiền cho chương trình QE” (07/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật