Thứ Hai, 18/02/2013 10:59

Khoe tiềm lực cho vay: Đầu năm cao vút, cuối năm "mất hút"

Còn nhớ hồi đầu năm ngoái, hàng loạt ngân hàng đua nhau “khoe” tăng trưởng tín dụng (cho vay) từ 15-17%, thậm chí 30%. Vậy nhưng, cuối năm nhiều ngân hàng im tiếng vì ...“xài” không hết.

Hồi đầu năm 2012, cuộc đua phân hạng các tổ chức tín dụng (gọi tắt là ngân hàng) “nóng” cùng với mức chia tăng trưởng tín dụng. theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phân chia ngân hàng thành 4 nhóm, tương ứng với mức độ hoạt động an toàn. Ngân hàng nhóm 1 (nhóm ngân hàng hoạt động tương đối lành mạnh, an toàn) được mức tín dụng cao tối đa 17%, nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 8% và nhóm 4 (nhóm có nguy cơ mất an toàn và phải tái cơ cấu) không được tăng phần trăm nào.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không chính thức công bố tên các ngân hàng thuộc 4 nhóm, nhưng giữa thời buổi nợ xấu tràn lan, “sức khỏe” của các ngân hàng được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy nên, để “khoe” tiềm lực, độ an toàn cao, thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng cùng đồng loạt tung thông tin ngay khi được NHNN phân chia mức tăng trưởng tín dụng.

Một số ngân hàng đưa tín hiệu tín dụng nhanh nhất phải kể đến Ngân hàng Maritime Bank, với mức tăng trưởng tín dụng 17%, tiếp đó là các ngân hàng như MHB (Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long) , VIB, ACB, VPBank,…lần lượt công bố mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 17%.

Các ngân hàng lớn như Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, BIDV, Techcombank…đều công bố khi được phép cho vay ra ở mức 17% trong năm 2012.

Ở mức tín dụng thấp hơn - 15%, các ngân hàng cũng không ngần ngại công khai, như ngân hàng Kiên Long,ngân hàng Nam Á, Đại Á, Nam Việt,…

Tại hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm, đồng thời các trường hợp có kế hoạch xin tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu cần báo cáo để NHNN xem xét.

Đã có nhiều ngân hàng công bố được tăng hạn mức tín dụng như OceanBank, Tienphong Bank là 27%; VPBank và HDBank là 30%...

Công bố rầm rĩ là thế nhưng tới cuối năm, chẳng mấy ngân hàng công bố riêng về mức tăng trưởng tín dụng, có chăng cũng chỉ nằm chung trong một bản báo cáo.

Ngay cả một số ngân hàng từng xin thêm tăng trưởng tín dụng cũng ”sài” không hết, thậm chí ngay cả mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN phân cho từ đầu năm 2012 còn chưa hoàn thành.

Đầu tháng 1/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã có thông báo kết quả kinh doanh năm 2012. Trong đó, tín dụng tại ngân hàng này chỉ tăng trưởng khoảng 16%, bằng hơn một nửa chỉ tiêu 30% mà NHNN đã chấp thuận hồi tháng 8.

Lý giải về mức tăng trưởng tín dụng chưa đạt chỉ tiêu này, theo VPBank, do sự hấp thụ vốn của nền kinh tế, không cho phép VPBank thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hơn nữa. Thế nhưng với kết quả như vậy, VPBank cũng đã tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng cường được nền tảng của mình…

Nhiều ngân hàng không đạt mức tăng trưởng tín dụng đã được giao trong năm 2012

Ngân hàng Techcombank cũng chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng gần 7,6% trong năm 2012, chưa bằng một nửa chỉ tiêu được giao.

Mặc dù huy động vốn cuối năm 2012 của Vietcombank đạt gần 285.200 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011, nhưng tăng trưởng tín dụng cũng chỉ đạt 15%.

Tính đến hết tháng 12/2012, một số ngân hàng lớn khác cũng chung tình trạng không ”sài” hết khoản tăng trưởng tín dụng được giao, như Vietibank (13,3%), BIDV (16,5%)...

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, con số các ngân hàng không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 sẽ còn khá dài.

Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối năm 2012, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt khoảng 8,91%. Trong đó, tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011.

Nguyên nhân của việc tín dụng không tăng có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do sự thận trọng của các ngân hàng trong cho vay vốn, do lãi suất cho vay cao, do những quy định chặt chẽ của ngân hàng khiến nhiều đối tượng khó tiếp cận nguồn vốn vay...

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tăng trưởng tín dụng thấp là do kinh tế tăng trưởng chậm, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giả, thị trường bất động sản đóng băng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ phía khách hàng, do không đủ điều kiện vay vốn theo quy định, trong khi các ngân hàng cũng phải thận trọng đối với các khoản vay, khi mà nguy cơ nợ xấu đang gia tăng.

Tiến Vinh

vnmedia

Các tin tức khác

>   Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về kiều hối (18/02/2013)

>   “Lỗ hổng” trong hệ thống ngân hàng (18/02/2013)

>   Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ (18/02/2013)

>   Có nên vay ngân hàng mua nhà ? (18/02/2013)

>   Tỷ giá: "Bình yên" trong thận trọng (17/02/2013)

>   Mối quan tâm lớn nhất của các ngân hàng (15/02/2013)

>   Sẽ có thêm tổ chức tín dụng tự nguyện sáp nhập (14/02/2013)

>   Xóa nợ xấu bằng những giải pháp mạnh và triệt để (13/02/2013)

>   Ngành ngân hàng: Từ điềm báo tới sự thực (12/02/2013)

>   Thống đốc mạnh tay với “lợi ích nhóm, sở hữu chéo” (12/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật