Thứ Sáu, 01/02/2013 13:46

Đầu tư nước ngoài: Thị trường Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ

Nhiều chuyên gia nghiên cứu về thị trường Việt Nam đã đưa ra nhận định, ngoài những vấn đề được cho là có sức hút với đầu tư như tình hình chính trị ổn định, giá nhân công rẻ và ngày càng được nâng cao về chất lượng, dân số đông với mức thu nhập đang dần cải thiện… thì với những đặc thù riêng, nhà đầu tư Mỹ vẫn có những mối quan tâm đặc biệt tới thị trường Việt Nam.

Mảnh đất tiềm năng cho nhà đầu tư

Quỹ đầu tư KKR & Co (Mỹ) vừa quyết định đầu tư thêm 200 triệu USD vào Công ty cổ phần (CTCP) Hàng tiêu dùng Masan (Masan Cosumer Corp). Đây là một trong những khoản đầu tư “khủng” nhất từ một quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trước đó, quỹ này đã đầu tư 159 triệu USD vào Masan để thúc đẩy kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, mà KKR & Co đánh giá đang rất tiềm năng và còn nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam.

Tương tự, cuối năm 2012, Procter & Gamble (P&G) - một công ty có tên tuổi khác của Mỹ cũng đã đầu tư thêm 80 triệu USD để khởi công mở rộng nhà máy Pampers Baby Care tại Bình Dương. Theo nhận định của ông Emre Olcer - Tổng giám đốc P&G Việt Nam, Việt Nam là một trong những thị trường ưu tiên đầu tư của P&G. Đến nay vốn đầu tư của P&G vào Việt Nam đã tăng gấp 3 lần đạt trên 200 triệu USD trong năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới…

Không chỉ lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, đồ ăn nhanh, mà ngay cả trong những lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, máy tính... các tập đoàn đến từ Mỹ như Intel, IBM cũng đã gặt hái nhiều thành công và ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam. Trước đó, nhiều định chế tài chính lớn của Mỹ như CitiBank, JP Morgan Chase, Well Fargo và Far East National Bank cũng đã đặt chân vào Việt Nam tạo tiền đề cho các DN, nhà đầu tư đến từ Mỹ xâm nhập sâu hơn vào Việt Nam.

Intel là một trong những DN Mỹ rất thành công tại Việt Nam

Mới đây, phát biểu tại hội nghị về cơ hội cho nhà đầu tư trong năm 2013, ông Lê Thành Ân - Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, các DN đến từ Mỹ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt ở những lĩnh vực được cho là hứa hẹn như bán lẻ, công nghệ thông tin và hàng hóa tiêu dùng…

Theo đánh giá của giới chuyên gia, những động thái tìm kiếm thăm dò thị trường, tiếp tục rót vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang còn nhiều khó khăn cho thấy niềm tin và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư Mỹ vào thị trường mới nổi tại Việt Nam. Điều này minh chứng cho đường lối nhất quán trong chủ trương mở rộng về phía Đông của Tổng thống Mỹ Barack Obama mà Việt Nam là một trong 6 thị trường mà nước này hướng tới như tuyên bố của ông trong nhiệm kỳ trước.

Những tồn tại cần khắc phục

Mặc dù trong năm qua, Việt Nam tiếp tục bị tụt tới 10 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu; luồng vốn FDI vào Việt Nam trong mấy năm gần đây cũng có dấu hiệu sụt giảm… Nhưng đối với Mỹ, Việt Nam vẫn là thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và cán cân thương mại.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu về thị trường Việt Nam đã đưa ra nhận định, ngoài những vấn đề được cho là có sức hút với đầu tư như tình hình chính trị ổn định, giá nhân công rẻ và ngày càng được nâng cao về chất lượng, dân số đông với mức thu nhập đang dần cải thiện… thì với những đặc thù riêng, nhà đầu tư Mỹ vẫn có những mối quan tâm đặc biệt tới thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Mỹ nói riêng, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung có thể không còn được như hiện nay nếu Việt Nam không nhanh chóng khắc phục những nút thắt cổ chai cố hữu của nền kinh tế. Đó là sự yếu kém về thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, tăng trưởng sụt giảm cũng có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Philippines và mới đây là Myanmar. Bởi nói gì thì nói, ưu tiên số một của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là lợi nhuận.

Bên cạnh đó, sự hụt hẫng về công nghiệp hỗ trợ cũng là một trở ngại lớn trên con đường chinh phục các nhà đầu tư nước ngoài. Do các ngành công nghiệp hỗ trợ còn non kém, chưa phát triển nên DN FDI phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian khác, làm tăng giá thành sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm nhựa rất quan trọng trong các ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng Việt Nam hầu như không sản xuất được.

Ngoài ra, rất nhiều DN Việt Nam quá yếu, không đáp ứng được yêu cầu liên doanh với đối tác nước ngoài. Công ty nước ngoài đối phó bằng cách lập các DN 100% vốn của mình nhưng có nhiều lĩnh vực họ muốn hình thức liên doanh để dễ thâm nhập thị trường nội địa. Mà đối với Việt Nam, rõ ràng việc liên doanh có lợi cho việc hấp thu công nghệ và tri thức kinh doanh hơn là hình thức 100% vốn nước ngoài.

Hóa giải khúc mắc để phát triển

Ngay từ đầu năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra phương hướng hành động nhằm cải thiện con số này. Tuy nhiên, vấn đề trọng tâm được đặt vào chất lượng vốn FDI chứ không chỉ đẩy mạnh được con số. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2013 lượng vốn FDI thu hút cũng bằng năm trước song, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút FDI giai đoạn 2011-2020, đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Ngoài ra, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để hỗ trợ thúc đẩy giải ngân nhanh vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc giảm rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành dịch vụ mà Việt Nam đang có nhu cầu, đồng thời xây dựng các rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế các dự án không khuyến khích sẽ là vấn đề được hướng tới.

Cụ thể, Bộ đề ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, những vấn đề còn chồng chéo trong chính sách sẽ được cải thiện, sửa đổi dần để tăng tính hấp dẫn, cũng như giảm rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đối với một số ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu.

Với sự nỗ lực trong thời gian qua của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ sự tin tưởng và cho biết sẽ có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Đặc biệt, mới đây Hiệp định sửa đổi Hiệp định Vận tải hàng không giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ đã chính thức được ký kết sẽ không chỉ tạo cơ sở pháp lý, mở ra thêm các cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng giữa hai nước, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Mỹ cũng như thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ quốc gia này trong thời gian tới.

Minh Anh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tồn kho thép muốn xuất cũng khó (01/02/2013)

>   Vi phạm trong lĩnh vực đầu tư có thể bị phạt tới 1 tỉ đồng (01/02/2013)

>   Những tài sản còn bỏ lại của đại gia thủy sản Phương Nam (01/02/2013)

>   HSBC: Sản xuất tháng 1 tăng trưởng nhưng còn nhiều gian nan phía trước (01/02/2013)

>   Cục Thuế TPHCM: Chống chuyển giá là trọng tâm năm 2013 (01/02/2013)

>   Dự án cầu Nhật Tân chậm tiến độ: 200 tỉ đồng không phải là tiền bồi thường (01/02/2013)

>   Nhập siêu thép chưa có hồi kết (01/02/2013)

>   Rau lên sàn (01/02/2013)

>   VTV, VTC, AVG sẽ “độc quyền” dịch vụ truyền dẫn phát sóng (01/02/2013)

>   Giá tôm tăng cao (31/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật