Thứ Sáu, 08/02/2013 09:28

ASEAN 2013 - những xu thế đáng dõi theo

Trong khi những bất ngờ về tiến trình cải cách ở Myanmar chưa nguôi, một số người vẫn thận trọng cho rằng, tiến trình ấy có thể bị đảo ngược. Liệu mùa xuân Myanmar sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt 2013?

Thật khó khăn để đưa ra những dự đoán, nhất là về tương lai. Nhưng những quan sát chiếu lên khu vực Đông Nam Á, cho thấy một số xu thế đáng theo dõi:

Hoạt động của tân tổng thư ký ASEAN: Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh đảm nhận chức Tổng thư ký ASEAN vào ngày 1/1/2013. Ông sẽ thực hiện các chức trách của Tổng thư ký ASEAN theo Hiến chương của ASEAN và các quy định của ASEAN, phát huy vai trò và trách nhiệm trong việc thúc đẩy các mục tiêu chung của ASEAN, nhất là việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, tăng cường quan hệ với các đối tác, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên vì hòa bình, ổn định, an ninh hợp tác và phát triển ở khu vực.

Những con sóng mới ở Biển Đông? Trong năm 2012, Biển Đông trở thành tâm điểm các chương trình nghị sự với vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough; phép thử đoàn kết ASEAN; Bắc Kinh công bố hội chiếu in bản đồ chín đoạn thể hiện yêu sách chủ quyền ở Biển Đông... Những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong năm 2013? Sẽ là một tiến triển hướng tới bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông? Hay hàng loạt hành động gây hấn hơn của Trung Quốc hoặc là khoảng lặng trước một cơn bão nối tiếp?

Mỹ duy trì cân bằng? Chiến lược trục xoay hay "tái cân bằng" ở châu Á - Thái Bình Dương vấp phải sự hoài nghi trong khu vực. Nó xuất phát từ thực tế quyết tâm mở rộng hiện diện của Mỹ tại đây có thể không vững bền vì những khó khăn kinh tế trong nước, bất đồng chính trị, sự phân tán ở khu vực khác và thiếu vắng những nhân vật cá tính như Hillary Clinton hay Kurt Campbell. Dù sao thì 2013 sẽ là năm để "phán xét" các đặc điểm Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại ở nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama.

ASEAN đoàn kết? Cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói rằng, thách thức chính với tổ chức này sẽ là liệu các quốc gia thành viên có thể hướng tới sự hội nhập khu vực lớn hơn hay không. Liệu từng thành viên ASEAN có thể vượt qua những khác biệt trong năm 2013 không chỉ trong hội nhập khu vực mà còn là sự hội nhập châu Á mà ASEAN ở vai trò dẫn dắt?

Tăng trưởng sẽ mạnh mẽ? Một số nhà phân tích lạc quan về tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á trong năm 2013. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán rằng, vào năm 2017, tăng trưởng khu vực sẽ trở lại "thời hoàng kim" trước khủng hoảng. Theo OECD, khu vực này sẽ được dẫn dắt bởi tăng trưởng nhu cầu nội địa, tiêu dùng cá nhân và đầu tư hơn là xuất khẩu. Đầu tháng 12, Ngân hàng phát triển châu Á đã sửa lại dự báo tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á ở mức 5,2-5,3%. Tuy nhiên, các khó khăn ở Mỹ và châu Âu có thể tác động tới triển vọng này.

Brunei thế nào trên "ghế nóng"? Mọi chú ý sẽ dồn vào Brunei trong năm 2013 khi họ đảm nhận cương vị chủ tịch ASEAN. 2012 là năm sóng gió với khối này. Mặc dù Brunei có truyền thống "giữ mình", nhưng ở cương vị là một bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, họ có thể minh chứng khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và áp dụng lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Thay đổi hay tiếp diễn tại Malaysia? Thủ tướng Malaysia Najib Razak phải giải tán quốc hội và kêu gọi cuộc tổng tuyển cử trước 28/4/2013 khi đảng của ông - Barisan Nasional (BN) - sẽ tìm cách phục hồi vị trí đa số. Mặc dù có một năm kinh tế tốt lành trong 2012, nhưng nhiều bê bối tham nhũng và bất mãn ở một bộ phận cử tri sẽ là vấn đề với đảng của ông Najib trong cuộc bầu cử 2013.

Myanmar tiếp tục cải cách? Trong khi rất nhiều người còn bất ngờ trước tiến trình cải cách ở Myanmar, thì một số người vẫn thận trọng cho rằng, tiến trình ấy có thể bị đảo ngược. Liệu mùa xuân Myanmar sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt 2013?

Viên kim cương Philippines tỏa sáng? 2012 là một năm đặc biệt tốt lành với người Philippines. Về mặt kinh tế, nước này đạt mức tăng trưởng vào hàng cao nhất ở châu Á sau Trung Quốc. Thị trường chứng khoán liên tục phá vỡ kỷ lục khiến một số nhà phân tích gọi quốc đảo này là "viên kim cương trong khu vực".

Những thành tựu khác cũng rất ấn tượng như thỏa thuận hòa bình với Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moro; thông qua nhiều đạo luật lịch sử về cải cách thuế, sức khỏe sinh sản... Tổng thống Benigno Aquino III đạt tỉ lệ tín nhiệm cao và tuyên bố 2013 thậm chí sẽ là năm tốt hơn. Nhưng 2012 đã có không ít thách thức, khó khăn từ tỉ lệ thất nghiệp tới tham nhũng và chuyện tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Thách thức ấy có được giải quyết trong 2013?

Thái An (theo Diplomat)

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Thủy điện “treo”, rừng mất (08/02/2013)

>   VIBank: Khởi tố nguyên Phó giám đốc Ban truyền thông (07/02/2013)

>   Vụ Vinalines: Đề nghị truy tố 4 bị can tham ô hơn 3,3 tỉ đồng (07/02/2013)

>   "Trùm" Singapore giật dây vụ siêu dàn xếp tỉ số ở châu Âu (06/02/2013)

>   Chủ tịch nước gặp gỡ các chuyên gia kinh tế, xã hội (06/02/2013)

>   Chủ DN mở đường dây cá độ “trăm tỷ” (05/02/2013)

>   Từ ngữ của năm 2012: Nhóm lợi ích (10/02/2013)

>   “Đọc báo” giờ đã khác (11/02/2013)

>   Truy tố GĐ chiếm đoạt hơn 40 tỷ đồng (05/02/2013)

>   Tập đoàn Vingroup đề nghị công an can thiệp (04/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật