Thứ Năm, 03/01/2013 09:32

Ý nghĩa của công bố thông tin đến sự phục hồi của TTCK

Công bố thông tin (CBTT) là một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào thị trường chứng khoán (TTCK). Ý nghĩa quan trọng nhất của việc CBTT đó chính là làm cho thị trường minh bạch – tiền đề cho một thị trường chứng khoán bền vững. Và nhất là, trong giai đoạn TTCK gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT càng mang nhiều ý nghĩa.

Giải thoát thị trường – Gầy dựng niềm tin

Đối với nhiều nhà đầu tư, chứng khoán hiện nay không khác gì “hàng tồn kho”. Bởi người nắm giữ nó luôn ở tâm trạng lo sợ. Những người muốn mua thì lại ở trong tâm thế “phòng thủ” vì sợ mua “hớ”, sợ lại ôm “cục nợ” vào mình. Thông tin chính là giải pháp để giải tỏa những tâm lý này. Việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT của các cá nhân, tổ chức sẽ khiến niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường được phục hồi, tin vào một thị trường minh bạch đang dần được xây dựng.

Hẳn nhiên, không ai muốn mỗi ngày, đều phải đọc hay nghe thấy các trường hợp vi phạm về nghĩa vụ CBTT. Nó sẽ đặt ra một số câu hỏi: Còn bao nhiêu vụ vi phạm nghĩa vụ CBTT nữa mà Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCK) chưa phát hiện? Liệu có bao nhiêu tổ chức niêm yết thật sự minh bạch? Liệu công ty này có thật sự tiềm năng? Liệu mức giá đó đã phù hợp?... Nếu không còn những trường hợp vi phạm, thông tin được công bố chính xác, kịp thời thì mới có thể khiến nhà đầu tư tin rằng mình không bị lừa dối. Từ đó thị trường chứng khoán mới có thể sôi động trở lại, duy trì được niềm tin của nhà đầu tư, giúp thị trường phát triển.

Thông tin chính xác, kịp thời không chỉ mang ý nghĩa với thị trường mà còn giúp cho các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tạo dựng, nâng cao uy tín của mình. Lợi ích của việc vi phạm nghĩa vụ công bố thông chỉ là những lợi ích ngắn hạn, các công ty cần phải hướng đến các mục tiêu lâu dài hơn, đó chính là sự phát triển bền vững của công ty.

Rộng hơn, là quá trình tái cấu trúc TTCK. Hiện nay, nó chỉ đang bước vào giai đoạn khởi đầu. Một trong những điểm quan trọng nhất để tái cấu trúc TTCK là phải công khai, minh bạch hoạt động của các chủ thể trên TTCK. Cho dù “vòng kim cô” tín dụng cho chứng khoán có được tháo, mà vẫn xảy ra liên tiếp các vụ vi phạm nghĩa vụ CBTT thì TTCK vẫn sẽ không thể có một quá trình tái cấu trúc thuận lợi.

Tạo văn hóa công bố thông tin

Để tạo văn hóa CBTT thì cần nhất là các quy định của pháp luật. Pháp luật quy định nghĩa vụ CBTT thuộc về tổ chức phát hành, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, người có liên quan (khoản 1 Điều 100 Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung 2010). Có thể thấy đối tượng quy định là khá rộng. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm các đối tượng như các công ty kiểm toán và các công ty tư vấn luật để soát xét về tài chính, kế toán và pháp lý, nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của các thông tin công bố.

Phương tiện CBTT cũng rất đa dạng: báo cáo thường niên, website, các ấn phầm của tố chức thuộc đối tượng CBTT, các trang thông tin điện tử của Sở GDCK, cổng thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của UBCK… ( khoản 1 Điều 4 Thông tư 52/TT-BTC). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng CBTT, cũng như các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc CBTT, cũng như tiếp cận thông tin một cách kịp thời, hiệu quả.

Song song với các quy định pháp luật, là sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và của các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các tổ chức cá nhân. Vì các vụ vi phạm cũng có những trường hợp do chưa nắm vững các quy định của pháp luật về CBTT. Đồng thời cũng xử lý các trường hợp vi phạm một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật (xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường). Còn các doanh nghiệp thì cũng phải có sự quan tâm đúng mức cho hoạt động CBTT của doanh nghiệp cũng như phải nắm vững các quy định của pháp luật về hoạt động CBTT.

Kết

Hiểu rõ ý nghĩa của CBTT và có thể tạo được văn hóa CBTT mới có thể góp phần giúp thị trường chứng khoán – kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế phục hồi, để nền kinh tế Việt Nam có thêm điều kiện vững chắc để phát triển bền vững.

Nam Trịnh (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   MBS cho phép liên thông tài khoản chứng khoán và ngân hàng  (03/01/2013)

>   BCC bị phạt 80 triệu đồng do vi phạm CBTT (03/01/2013)

>   AVS được gia hạn tất toán tài khoản đến 31/01 (03/01/2013)

>   Kỷ lục và nỗi lo của chứng khoán (03/01/2013)

>   03/01: Bản tin 20 giờ qua (03/01/2013)

>   Tái cấu trúc TTCK, làm từ xuất phát điểm (02/01/2013)

>   M&A: Liều thuốc tốt cho nền kinh tế (02/01/2013)

>   “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” (02/01/2013)

>   UBCK trình đề án hỗ trợ thị trường chứng khoán (02/01/2013)

>   Chỉ số thị trường đã phá vỡ các ngưỡng kháng cự quan trọng (02/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật