Thứ Hai, 14/01/2013 06:37

TS. Nguyễn Sơn: Tâm lý được cởi trói, chứng khoán sẽ lên

Đánh giá về chuỗi tăng điểm của thị trường chứng khoán trong gần 20 phiên giao dịch vừa qua, đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã nói gì? Đâu là những lý do? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Ông Nguyễn Sơn: "Theo tôi nhận thấy là thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng xuống quá thấp đối với nhóm các cổ phiếu tiềm năng, do đó nhóm nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu bắt đáy thị trường với lượng cầu tiền gia tăng mạnh vào cuối năm, kéo theo lực hút các nhà đầu tư trong nước cũng gia tăng".

Ở góc độ chuyên môn, ông đánh giá thế nào về đợt hồi phục mạnh mẽ vừa qua của thị trường chứng khoán?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có chuỗi thời gian tăng điểm trong gần 20 phiên giao dịch vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013. Sự hồi phục của thị trường không dừng lại bởi chỉ số giá tăng mà tính thanh khoản cũng được cải thiện đáng kể.

Điều này, theo tôi là không bất thường, bởi lẽ có khá nhiều thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách hỗ trợ thị trường từ cơ quan quản lý.

Trước hết, là những thông tin hỗ trợ về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2012 với mức tăng trưởng chấp nhận được (5,03%), lạm phát được kiểm soát dưới 7% và tín hiệu từ Chính phủ về các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2013. Trong đó, vấn đề tháo gỡ khó khăn cho xử lý nợ xấu ngân hàng, giải quyết hàng tồn kho và quyết tâm tháo gỡ phá băng bất động sản với nhiều chính sách quyết liệt tại hiệu ứng tốt cho thị trường.

Theo tôi nhận thấy là thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng xuống quá thấp đối với nhóm các cổ phiếu tiềm năng, do đó nhóm nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu bắt đáy thị trường với lượng cầu tiền gia tăng mạnh vào cuối năm, kéo theo lực hút các nhà đầu tư trong nước cũng gia tăng.

Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp đầu năm cho thấy dòng tiền vào bất động sản và chứng khoán sẽ được nới lỏng thông qua chủ trương không kiểm soát tỷ trọng cho vay lĩnh vực không khuyến khích năm 2013, đồng thời đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 sẽ là khoảng 16% (chứ không chỉ là 7% như năm 2012).

Thứ ba, Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã đưa ra nhóm 8 giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, trong đó có những giải pháp có hiệu lực ngay như: giảm phí lưu ký, tăng tỷ lệ giao dịch ký quỹ (margin) và mở rộng biên độ.

Và cuối cùng, theo tôi nhận thấy là thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng xuống quá thấp đối với nhóm các cổ phiếu tiềm năng, do đó nhóm nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu bắt đáy thị trường với lượng cầu tiền gia tăng mạnh vào cuối năm, kéo theo lực hút các nhà đầu tư trong nước cũng gia tăng.

Khá nhiều thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách hỗ trợ thị trường từ cơ quan quản lý được công bố đã tạo tâm lý hưng phấn cho thị trường, từ đó giúp giá cổ phiếu tăng mạnh. Trong khi đó, bản thân tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại chưa thực sự được cải thiện tương xứng. Sự tăng giá này có hợp lý không, thưa ông?

Theo đánh giá chung của tôi thì khối doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, ít nhất là nửa đầu năm 2013, vì các chính sách hỗ trợ thị trường cần có thời gian áp dụng và độ trễ của việc hấp thụ.

Thực tế cho thấy, có khoảng gần 80% cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá và mức lỗ lũy kế của doanh nghiệp cũng khá nhiều, đặc biệt là các cổ phiếu công ty nhỏ và vừa niêm yết trên HNX. Do đó, có thể dễ dàng thấy rằng nhóm các cổ phiếu blue-chip trong rổ VN30 trên sàn HSX tăng điểm khá ấn tượng kéo theo chỉ số VN-Index tăng mạnh, trong khi chỉ số HNX-Index ngược lại không tăng, thậm chí giảm nhiều phiên liên tục.

Như vậy, thị trường đã có sự phân hóa rõ rệt trong danh mục đầu tư cổ phiếu công ty có quy mô lớn, ngành hàng kinh doanh ổn định và hiệu quả, có hệ thống quản trị rủi ro và công bố thông tin tốt, minh bạch. Và như vậy, có thể thấy rằng mặc dù còn tác động phần nào bởi yếu tố tâm lý, nhưng tính chuyên nghiệp, bản lĩnh của nhà đầu tư đã tốt hơn rất nhiều.

Một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán rơi vào tình cảnh khó khăn trong thời gian dài là sự thiếu hụt dòng tiền. Nếu giải pháp "không xếp tín dụng chứng khoán vào diện phi sản xuất” mà Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa kiến nghị được chấp thuận, sẽ có tác động thế nào tới dòng tiền vào chứng khoán?

Quy định tín dụng chứng khoán thuộc vào diện phi sản xuất trong thời gian dài đã tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường nhiều hơn ở khía cạnh dòng tiền. Bản chất phát triển của thị trường chứng khoán với tư cách là kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế.

Việc cung ứng vốn cho thị trường chứng khoán là dòng vốn hỗ trợ để cung ứng vốn cho doanh nghiệp và tạo động lực để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. Việc cho rằng tín dụng bơm ra thị trường chứng khoán bị sử dụng để đầu cơ cổ phiếu là chưa thỏa đáng, mà một phần không nhỏ tín dụng chảy vào các doanh nghiệp, nhất là thông qua các đợt phát hành tăng vốn.

Về dài hạn, khi kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường có dấu hiệu hồi phục, việc đưa tín dụng chứng khoán ra khỏi khu vực phi sản xuất có thể hỗ trợ thị trường khá lớn, từ đó thị trường chứng khoán lại hỗ trợ trở lại cho doanh nghiệp và nền kinh tế và ngay cả bài toán xử lý nợ xấu, hoặc tăng vốn cho ngân hàng thương mại cũng sẽ được hỗ trợ tích cực.

Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Cùng với việc mở rộng tín dụng trong năm 2013, với thông điệp của Ngân hàng Nhà nước sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với lĩnh vực không khuyến khích năm 2013, việc khuyến nghị gỡ bỏ tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán khỏi tín dụng phi sản xuất là giải pháp hợp lý nhằm tạo ra sức cầu cho phát triển thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế kiểm soát tín dụng dựa trên quản trị rủi ro và kiểm soát hiệu quả dòng tiền sẽ là tối ưu hơn cho cả ngân hàng lẫn thị trường chứng khoán.

Về ngắn hạn, quyết định này sẽ có tác động chủ yếu lên tâm lý người đầu tư, khi động thái của các cơ quan quản lý đang phát đi một tín hiệu là thị trường sẽ được quan tâm và nhìn nhận đúng bản chất hơn.

Về dài hạn, khi kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường có dấu hiệu hồi phục, việc đưa tín dụng chứng khoán ra khỏi khu vực phi sản xuất có thể hỗ trợ thị trường khá lớn, từ đó thị trường chứng khoán lại hỗ trợ trở lại cho doanh nghiệp và nền kinh tế và ngay cả bài toán xử lý nợ xấu, hoặc tăng vốn cho ngân hàng thương mại cũng sẽ được hỗ trợ tích cực.

Hoàng Xuân

tbktvn

Các tin tức khác

>   Tổng giám đốc BVS: 3 kịch bản cho TTCK năm 2013 (14/01/2013)

>   Góc nhìn tuần 14-18: Tạm thời án binh bất động (13/01/2013)

>   Nhận định tăng, CTCK vẫn đẩy mạnh thoát hàng (12/01/2013)

>   Lập Sở GDCK Việt Nam, hai nhân tố quan trọng (12/01/2013)

>   Ông Vũ Bằng: Sống trong thị trường phải có niềm tin! (11/01/2013)

>   Phó phòng Phân tích SHS: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại (11/01/2013)

>   'Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán' (11/01/2013)

>   Kiểm soát an toàn tài chính CTCK qua hệ thống cảnh báo sớm (10/01/2013)

>   Góc nhìn 11/01: Mua?! (10/01/2013)

>   Kinh tế trưởng MSBS: Xu hướng chung vẫn là tích cực (10/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật