Thứ Tư, 02/01/2013 10:10

PMI tháng 12 bất ngờ sụt giảm

Ngân hàng HSBC công bố chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 12/2012 đạt 49.3 điểm giảm so với tháng trước, nhưng tính trung bình quý 4 đạt 49.5 điểm, tăng gần 3 điểm so quý 3 và là kết quả cao nhất kể từ quý 3 năm 2011.

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam

Theo HSBC, chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam được điều chỉnh theo mùa đã giảm và xuống dưới ngưỡng trung bình 50 điểm lần thứ tám trong 9 tháng qua. Việc suy giảm mới đây về các điều kiện hoạt động chủ yếu phản ánh việc giảm số lượng đơn đặt hàng mới, việc không tiếp tục nắm giữ hàng tồn kho và tình trạng trì trệ của sản lượng.

Sau khi tăng nhẹ vào tháng 11, mức độ sản lượng ngành sản xuất hầu như không thay đổi trong tháng 12. Khảo sát ở các công ty cho thấy, sản lượng được duy trì cũng là nhờ giảm lượng công việc tồn đọng. Còn các điều kiện thị trường nhìn chung vẫn yếu kém, phản ánh ở việc giảm số lượng đơn đặt hàng cả trong nước và xuất khẩu. Lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ tám liên tiếp và tốc độ giảm ở mức độ lớn hơn so với tháng 11.

HSBC cho rằng, hiệu suất hoạt động yếu kém của lĩnh vực sản xuất còn chưa kịp ảnh hưởng đến thị trường lao động do các nhà sản xuất vẫn tạo việc làm mới tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 12. Mặc dù tốc độ tăng số lượng nhân công duy trì ở mức thấp nhưng đây vẫn là lần tăng nhanh nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2011. Số lượng nhân công lớn hơn - cùng với nỗ lực duy trì sản lượng - cũng là một nhân tố cơ bản dẫn đến việc giảm đáng kể lượng công việc tồn đọng.

Nhu cầu yếu và chi phí tăng cao đã ảnh hưởng đến những quyết định mua hàng và duy trì hàng tồn kho trong tháng 12. Lượng mua hàng hóa đầu vào đã không thay đổi so với tháng 11, khi mà nhu cầu yếu đã làm nản lòng các công ty trong hoạt động mua nguyên liệu thô. Trong khi đó, chủ trương giảm hàng tồn kho dẫn đến lượng tồn kho hàng hóa trước và sau sản xuất thấp hơn.

Giá cả đầu vào trung bình trong tháng 12 đã giảm lần đầu tiên trong 5 tháng, mặc dù tốc độ giảm chỉ là nhỏ. Chi phí mua hàng thấp hơn chủ yếu là do nhu cầu đối với nguyên liệu thô yếu, đặc biệt là ở thị trường nội địa.

Ngoài ra, tháng 12 cũng ghi nhận việc giảm giá đầu ra trung bình tháng thứ tám liên tiếp, với tốc độ giảm nhìn chung là phù hợp với mức trung bình của giai đoạn này. Giá xuất xưởng thấp hơn được cho là do nhu cầu yếu và cạnh tranh mạnh mẽ.

Theo nhận định của một Chuyên viên kinh tế thuộc Ngân hàng HSBC thì với mức sản lượng hiện tại, nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, song quá trình hồi phục còn khá mong manh khi mà nhu cầu còn yếu và niềm tin người tiêu dùng giảm.

Mỹ Hà (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Vị thế nông dân (02/01/2013)

>   DN khốn đốn vì bị truy thu thuế (02/01/2013)

>   Xuất ngoại tìm thuốc cứu... cá tra (02/01/2013)

>   Giá xăng tăng dưới 1.000 đồng/lít, doanh nghiệp được tự quyết? (02/01/2013)

>   Ngưng bán hàng miễn thuế ở cửa khẩu Mộc Bài (02/01/2013)

>   Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt 989.300 tỉ đồng (02/01/2013)

>   Giá nước tại TPHCM tăng từ 400-1.700 đồng/m3 (02/01/2013)

>   Doanh nghiệp thủy sản thận trọng khi nhận đơn hàng cho 2013! (01/01/2013)

>   Lần đầu hụt thu ngân sách, Đà Nẵng 'lộ' kế sách vượt 'bão' (01/01/2013)

>   Nhà máy bao bì chuẩn GMP sắp hoạt động (01/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật