Thứ Hai, 14/01/2013 09:04

Nhật sẽ là nhà nhập khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam

Nhật Bản được dự báo sẽ vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2013, theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS).

Theo dự báo được VITAS đưa ra hôm 12-1, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2013 sẽ tiếp tục tăng cao, với kim ngạch ước đạt trên 2,37 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 18% so với 2012. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2012 ước đạt hơn 2 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 17% so với năm 2011.

Theo đó, trong năm nay, dự báo Nhật Bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam. Hiện thị trường EU chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang EU với kim ngạch ước đạt 2,45 tỉ đô la Mỹ, giảm 13,5% so với năm 2011, và dự báo đạt khoảng 2,37 tỉ đô la Mỹ trong năm 2013, giảm 2,8% so với năm 2012.

Theo VITAS, xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đang tăng cao là do doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi (về ưu đãi thuế) từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương với Nhật Bản.

Ngoài ra, các công ty Nhật Bản đang có hướng dịch chuyển sản xuất tại Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do áp lực về chi phí lao động tại Trung Quốc. Theo VITAS, tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) có kế hoạch hết tháng 3-2014 sẽ tăng tỉ lệ sản xuất tại khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) từ 15% lên 30%.

Trong năm 2013, các chủng loại hàng dệt may, như quần áo trẻ em, áo jacket, áo thun, sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường này.

Hiện Trung Quốc vẫn là nước cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho Nhật Bản, với kim ngạch trong năm 2012 đạt khoảng 31,1 tỉ đô la Mỹ, tiếp đến là EU (2,1 tỉ đô la Mỹ). Tuy nhiên, trong năm 2012, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản có mức tăng trưởng cao nhất (17%), trong khi của Trung Quốc tăng 0,75%.

T.Thu

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   TS Vũ Thành Tự Anh 'mách nước' gỡ khó kinh tế 2013 (14/01/2013)

>   Điện nội ế vẫn nhập điện Trung Quốc (14/01/2013)

>   Jetstar Pacific dự kiến bay quốc tế để giảm lỗ (14/01/2013)

>   Giải cứu” hàng tồn, kích thích tăng trưởng - Bài 1: Doanh nghiệp “vượt cạn” (14/01/2013)

>   Nhiều DN rủ nhau "thắt chặt hầu bao" (13/01/2013)

>   Dung Quất: 6 cảng biển, vẫn chật? (13/01/2013)

>   Dịch vụ góp phần vào tăng trưởng và những vấn đề đặt ra (13/01/2013)

>   Không đồng ý miễn thuế xuất khẩu cao su (13/01/2013)

>   Năm 2013, giá điện sẽ tăng hơn 7% (13/01/2013)

>   Lối nào cho casino vào Việt Nam? (12/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật