Thứ Năm, 03/01/2013 06:31

Kỳ vọng thu hút vốn nước ngoài vẫn khả quan

Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn qua các thương vụ mua bán và sáp nhập, được các chuyên gia cho là sẽ vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam, bất chấp những khó khăn được dự đoán đang chờ đợi trong năm 2013.

Chuyên gia Phạm Chi Lan kỳ vọng vốn FDI năm 2013 "vẫn khá".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ khá mạnh, nhằm tận dụng những lợi thế về chi phí vốn rẻ ở Việt Nam, đồng thời đón đầu cơ hội khối thị trường chung ASEAN+1 vào năm 2015.

Theo đó, các doanh nhân từ Philippines, Indonesia, Thái Lan hay Singapore sẽ tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, và các khoản đầu tư sẽ đa dạng, chứ không chỉ có các khoản đầu tư lớn.

Người Mỹ sẽ đến để đón đầu hiệp định xuyên thái Bình Dương TPP, cho dù các vòng đàm phán vẫn chưa kết thúc. Tương tự, các doanh nghiệp châu Âu sẽ không bỏ lỡ cơ hội của hiệp định FTA Việt Nam – EU còn các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng sẽ đến.

Tuy nhiên, trong một cuộc trò chuyện mới đây với các thành viên Câu lạc bộ Dẫn đầu LBC tại TPHCM, bà Lan cho rằng làn sóng đầu tư sẽ đến mạnh nhất từ Nhật Bản, nơi mà trong năm vừa qua, nguồn vốn từ đất nước này đã dẫn đầu trong tổng vốn FDI ở Việt Nam, chiếm hơn 40% trong số hơn 10 tỉ đô la Mỹ giải ngân năm 2012.

Bình luận về việc thu hút đầu tư FDI năm 2012, bà Lan nói rằng việc khoảng cách được rút ngắn giữa vốn FDI được giải ngân là hơn 10 tỉ đô la Mỹ với số vốn đăng ký là 13 tỉ đô la Mỹ là một tín hiệu đáng mừng.

“Mức giải ngân 10 tỉ đô la Mỹ/năm là tín hiệu lạc quan, chứng tỏ doanh nghiệp muốn trụ lại và đầu tư lâu dài tại Việt Nam”, bà Lan nhận định, và nói thêm rằng bà kỳ vọng vốn đầu tư nước ngoài năm 2013 sẽ vẫn khá.

Nhưng vị chuyên gia này cũng khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách cần phải thay đổi cho phù hợp để đón đầu làn sóng mới để các doanh nghiệp Việt Nam khỏi bị thôn tính từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo bà Hoàng Kim Thoa, Giám đốc Senkim Investment, người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc môi giới các doanh nghiệp Nhật Bản mua doanh nghiệp Việt Nam, năm 2011 và 2012 là năm của những thương vụ mua bán, sáp nhập.

Đặc biệt, nhà đầu tư Nhật Bản đang có nhiều hoạt động thâm nhập thị trường Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, bán lẻ, hàng tiêu dùng, thực phẩm…. và mang lại nhiều lợi ích, tỏ lòng hợp tác lâu dài cũng như rất minh bạch trong chiến lược M&A của mình.

Mới nhất là thương vụ Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ mua lại 20% cổ phần chiến lược của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, trị giá 743 triệu đô la Mỹ, khép lại một năm 2012 đầy sôi động.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu mất cảnh giác, sẽ đến một lúc nào đó doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thôn tính.

Hiện tại, giới quan sát nhận thấy đang có một làn sóng các công ty Nhật Bản nhờ các doanh nghiệp Việt Nam gia công sản xuất hoặc liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong nước để cho ra đời sản phẩm mới.

Tuy nhiên, rất có thể, sau một thời gian, khi thị trường đã đủ lớn và quen với sản phẩm, các doanh nghiệp này sẽ trở nên độc lập, và khi đó, doanh nghiệp trong nước sẽ trở tay không kịp và đánh mất thị trường.

Hoàng Phi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (02/01/2013)

>   HSBC “lạc quan thận trọng” về kinh tế Việt Nam 2013 (02/01/2013)

>   "Hạ lãi suất cho vay không ảnh hưởng đến lạm phát" (02/01/2013)

>   Chính sách điều tiết giá năm 2013 nhìn từ 2012 (02/01/2013)

>   Thủ tướng: 6 vấn đề ưu tiên giải quyết trong 2013 (01/01/2013)

>   Điểm sáng của công tác điều hành chính sách tiền tệ - tài khóa (31/12/2012)

>   Dự báo lãi suất năm 2013 (31/12/2012)

>   Năm 2013: Hướng tới mức tăng trưởng cao hơn (30/12/2012)

>   "Thiên đường thuế" Bermuda: 1 trong 3 quần đảo có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (12/01/2013)

>   “Thiên đường thuế” BVI: Áp đảo về FDI vào Việt Nam (03/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật