Chủ Nhật, 27/01/2013 11:00

Giải mã việc bán ròng “không mệt mỏi” của khối tự doanh CTCK

Khối tự doanh CTCK đã bán ròng mạnh mẽ gần 77 triệu cổ phiếu (866 tỷ đồng) trong giai đoạn thị trường tăng điểm mạnh vừa qua. Vì sao khối tự doanh lại kiên quyết thoát hàng mạnh mẽ như vậy? Họ đang chốt lời hay cắt lỗ?

Với thế mạnh nhờ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,môi trường hoạt động quen thuộc, cùng với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, giao dịch của khối tự doanh các CTCK luôn được giới đầu tư chú ý.

Bán mạnh vào ngày tạo đáy. Thị trường tăng cũng kiên quyết bán

Theo đó, khối tự doanh đã bán ròng mạnh 9.8 triệu cổ phiếu vào ngày06/11/2012 - đây cũng là ngày thị trường tạo đáy trong giai đoạn nửa cuối năm 2012, với VS 100 đứng ở mức 54.67 điểm. (Chúng tôi sử dụng chỉ số VS 100 để xem xét, để hạn chế tín hiệu nhiễu từ các đợt tăng điểm không thực chất).

Sau ngày 06/11, thị trường bắt đầu tăng điểm. Tuy vậy, khối tự doanh vẫn tiếp tục thận trọng, giao dịch bán ròng chiếm ưu thế mặc dù khối lượng bán ròng không nhiều.

Từ ngày 22/11-12/12 là giai đoạn hiếm hoi khối tự doanh có những phiên mua ròng, nhưng tổng khối lượng mua ròng trong giai đoạn này chỉ vỏn vẹncó 6.9 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, sau thời điểm này thì khối tự doanh đã liên tục bán ròng mạnh. Bất chấp động thái bán ròng mạnh của khối tự doanh, thị trường vẫn duy trì đà bứt phá cho đến ngày 16/01/2013 khi VS 100 đạt mức 73.9 điểm.

(Trong tháng 12 có 2 phiên giao dịch bán ròng đột biến vào ngày 17/12 với 19 triệu đơn vị và 28/12 với 24.2 triệu đơn vị. Rất có thể giao dịch bán ra trong 2 phiên này liên quan đến giao dịch thỏa thuận tăng đột biến ở EIB và bên bán có thể là ACBS).

Có thể thấy, khối tự doanh đã liên tục đi ngược thị trường trong giai đoạn thị trường tăng điểm mạnh từ ngày 06/11- ngày 16/01 (ngoại trừ giai đoạn 22/11-12/12).

GIAO DỊCH TỰ DOANH VÀ XU HƯỜNG THỊ TRƯỜNG

Chốt lời hay cắt lỗ?

Tuy có mua ròng một số phiên nhưng tính tổng giao dịch trong thời gian tăng điểm vừa qua thì giao dịch của khối tự doanh chủ yếu là bán ròng (tổng cộng gần 77 triệu đơn vị, 866 tỷ đồng). Cụ thể:

  • Tháng 11: khối tự doanh bán ròng tổng cộng 9.4 triệu đơn vị.
  • Tháng 12: khối tự doanh bán ròng 48.7 triệu đơn vị. Nếu loại trừ giao dịch đột biến ở các ngày 17/12 và 28/12 thi khối tự doanh vẫn bán ròng 5.5 triệu đơn vị.
  • Tháng 01/2013 (tính đến ngày 23/01): khối tự doanh tiếp tục bán ròng 18.7 triệu đơn vị.

Trong giai đoạn thị trường tạo đáy (tháng 08 – 10/2012), giao dịch của khối tự doanh diễn ra khá im ắng. Hoạt động mua vào tích lũy trong giai đoạn này cũng không được tiến hành đáng kể.

Như vậy, có thể thấy rằng lượng hàng được khối tự doanh bán ra trong thời gian qua chủ yếu đã được mua vào từ trước đó (không loại trừ khả năng cách đây vài năm trong trào lưu lập CTCK).

Do đó, rất có thể khối tự doanh nhân dịp thị trường lên đã tiến hành cắt lỗ dần các khoản đầu tư trong quá khứ.

Vì sao tự doanh CTCK kiến quyết thoát hàng mạnh mẽ?

Về lý thuyết, áp lực khiến khối tự doanh đẩy mạnh bán ròng trong thời gian qua, bất chấp thị trường xuất hiện cơ hội, có thể xuất phát từ chiến lược đầu tư, nhận định thị trườngtrong dài hạn, áp lực từcổ đông, HĐQT...

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, rất có thể việc bán mạnh của khối tự doanh trong thời gian qua có liên quan đến:

Nhu cầu tái cơ cấu hoạt động đang diễn ra mạnh mẽ ở hàng loạt các CTCK. Việc bán các khoản đầu tư trước đây sẽ giúp làm giảm lượng tài sản rủi ro, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn,đặc biệt là trước thời điểm công bố BCTC năm 2012và phải báo cáo cho UBCKNN về hệ số an toàn.

Gia tăng tiền mặt để hỗ trợ hoạt động margin.Cũng không loại trừ khả năng các CTCK đã thay đổi chính sách hoạt động, giảm thiểu hoạt động đầu tư, gia tăng lượng tiền mặt để hỗ trợ hoạt động margin trong giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi hoạt động margin có thể giúp: (i) nâng cao thu nhập từ hoạt động môi giới, (ii) mang lại các khoản lợi nhuận từ lãi suất cho vay, (iii) và quan trọng nhất đó là việc hỗ trợ mạnh hoạt động margin có thể sẽ giúp các CTCK thu hút thêm khách hàng mới trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Đảm bảo dòng tiền hoạt động. Môi trường hoạt động khó khăn kéo dài khiến cho nhiều doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt cho hoạt động, và CTCK cũng không phải là ngoại lệ. Việc thanh lý các khoản đầu tư khi thị trường tăng và thanh khoản dồi dào giúp các CTCK có thể thu hồi ngay lượng tiền mặt đáng kể, để giảm thiểu rủi ro thiếu hụt dòng tiền, duy trì hoạt động và chờ thời cơ trong tương lai.

Có thể rút ra điều gì?

Những phân tích trên cho thấy ảnh hưởng của hoạt động tự doanh lên thị trường không còn đáng kể. Điều này được thể hiện rõ trong đợt tăng điểm mạnh vừa qua, khi khối tự doanh bán ròng mạnh mẽ và liên tục nhưng thị trường vẫn có đợt tăng điểm ồ ạt.

Dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài có vẻ như đang có tác động mạnh mẽ hơn, khi chủ yếu nhắm vào cổ phiếu bluechip và dễ dẫn dắt tâm lý thị trường qua các đợt tăng giảm của các chỉ số. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư “tay to” trong nước thường tập trung vào nhóm cổ phiếu đầu cơ, kích hoạt dòng tiền từ nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ và tạo hiệu ứng cộng hưởng rất lớn lên thị trường.

Duy Nam (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   28/01: Bản tin đầu tuần (28/01/2013)

>   Xử nặng CTCK “nhập nhèm” tài khoản (26/01/2013)

>   VBH bị phạt do không cập nhật đầy đủ thông tin trên website (25/01/2013)

>   MIC, STL: Hai cá nhân bị phạt 90 triệu đồng do vi phạm CBTT (25/01/2013)

>   “Xào” BCTC để thoát hủy niêm yết (25/01/2013)

>   KDC: Bán cổ phiếu trước khi đăng ký, Thành viên BKS Võ Long Nguyên bị phạt 40 triệu đồng (25/01/2013)

>   VietinbankCapital bị phạt do không chào mua công khai cổ phần PV-Inconess (25/01/2013)

>   Hé lộ 2 cổ đông mới nắm hơn 90% vốn của Quản lý Quỹ Nhân Việt (25/01/2013)

>   25/01: Bản tin 20 giờ qua (25/01/2013)

>   Cổ phiếu không có quyền biểu quyết: Cân nhắc (24/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật