Thứ Sáu, 25/01/2013 16:40

“Xào” BCTC để thoát hủy niêm yết

DN thua lỗ 3 năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết. Để tránh nguy cơ này, nhiều DN đã và đang nỗ lực “xào xáo” báo cáo tài chính để đưa ra kết quả kinh doanh có lợi nhất cho bài toán niêm yết.

“Làm xiếc” báo cáo tài chính

Sáng cuối tuần qua, trong một dịp trà dư tửu hậu, anh bạn làm tự doanh cho CTCK tỏ vẻ mệt mỏi. Trong khoảng 1 tháng gần đây, anh cùng một số người trong công ty đã phải liên tục thay đổi mức giá cổ phiếu OTC trong danh mục đầu tư, để mức hoàn nhập dự phòng… đủ bù lỗ các hoạt động khác. Cuối cùng, công ty nơi anh đang làm việc đã ra báo cáo tài chính năm 2012 có lãi.

“Các sếp bảo năm 2013 có thể còn tiếp tục khó khăn, nên năm qua buộc phải lãi, nếu không sẽ phải đối diện với nguy cơ bị hủy niêm yết, vì năm 2011 công ty đã lỗ rồi”, anh này cho biết.

Chia sẻ thêm với ĐTCK, vị này cho biết, không riêng gì công ty anh, mấy công ty khác đang ở trong tình trạng đã lỗ 2 năm, hoặc bị lỗ 1 năm, nhưng thấy không có cửa lãi năm sau, cũng “gia công” BCTC để có lãi năm nay.

Một CTCK khác, theo tìm hiểu của ĐTCK, lại cố tình giấu lãi hơn 40 tỷ đồng trong báo cáo tài chính quý IV/2012, do lo ngại có thể gặp khó khăn năm 2013. Công ty này cũng đang vướng một khoản đầu tư trái phiếu chưa thu hồi được (nhưng cũng chưa phải trích lập dự phòng), nên việc “giấu lãi” này có thể sẽ là khoản bù đắp cho phần phải trích lập dự phòng trong năm 2013.

Trái lại, một DN niêm yết trong lĩnh vực bất động sản dự kiến có thể sẽ đưa ra con số lỗ… khủng trong năm 2012 thông qua trích lập dự phòng giảm giá dự án bất động sản. Bài toán mà lãnh đạo DN này phải giải quyết là, đằng nào DN cũng bị lỗ năm 2012 (là năm thứ 2 bị lỗ), nên nếu san lỗ, thì khi bán dự án vào năm 2013, công ty có cơ hội có lãi để thoát hủy niêm yết.

Vì đâu nên nỗi?

Dù biết rằng, hành vi cố tình làm sai lệch báo cáo tài chính bị coi là hành động vi phạm nghiêm trọng theo các quy định của pháp luật chứng khoán. Trong một số trường hợp, nguy cơ “đáo tụng đình” nếu gây ra hậu quả kinh tế lớn là việc không thể không tính đến. Nhưng vì sao nhiều DN vẫn làm?

Trên thực tế, nhiều DN, đặc biệt là các cổ đông không muốn cổ phiếu của mình bị hủy niêm yết và chuyển sang đăng ký giao dịch trên UPCoM. Phải “xuống” UPCoM là việc cực chẳng đã, vì có rất nhiều hệ lụy. Thứ nhất là cảm giác “đẳng cấp”, giống như từ chợ tỉnh về chợ quê, đã khiến DN cảm thấy không thỏa mãn. Nhưng, điều này chưa quan trọng bằng việc về UPCoM, cổ phiếu sẽ chẳng còn mấy thanh khoản và không thể hấp dẫn nhà đầu tư.

Thống kê cho thấy, dù có trên 130 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM, nhưng bình quân mỗi phiên có tới trên…100 cổ phiếu không có giao dịch. Những tháng có giao dịch lớn trên UPCoM đều xuất phát từ các giao dịch thỏa thuận, còn giá trị giao dịch (khớp lệnh) bình quân phiên chỉ đạt vài trăm triệu đồng, rất ít tháng có mức bình quân phiên đạt giá trị tiền tỷ, dù không thiếu DN trên UPCoM vẫn chia cổ tức tỷ lệ rất cao.

Do đó, rất có khả năng sự kém sôi động của UPCoM, sự lạnh nhạt của thị trường đối với các cổ phiếu đăng ký giao dịch ở sàn này đã khiến các DN có sức ép xào xáo báo cáo tài chính để tránh hủy niêm yết…

Uyên Phạm

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   KDC: Bán cổ phiếu trước khi đăng ký, Thành viên BKS Võ Long Nguyên bị phạt 40 triệu đồng (25/01/2013)

>   VietinbankCapital bị phạt do không chào mua công khai cổ phần PV-Inconess (25/01/2013)

>   Hé lộ 2 cổ đông mới nắm hơn 90% vốn của Quản lý Quỹ Nhân Việt (25/01/2013)

>   25/01: Bản tin 20 giờ qua (25/01/2013)

>   Cổ phiếu không có quyền biểu quyết: Cân nhắc (24/01/2013)

>   Hàng chục nhà đầu tư trúng Ipad và Iphone ở Maybank Kim Eng (24/01/2013)

>   HOSE: Còn 6 doanh nghiệp chây ì BCTC quý 4/2012 (24/01/2013)

>   Cẩn thận cổ phiếu nhỏ bị “làm xiếc” (24/01/2013)

>   Nhà đầu tư không mong sếp Chứng khoán Tràng An bị bắt (23/01/2013)

>   Sóng tăng thứ hai? (24/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật