Thứ Năm, 24/01/2013 11:51

Điện và nền kinh tế

Sản xuất và tiêu thụ điện có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, việc làm, giá cả... Tuy nhiên mối quan hệ này trong nhiều trường hợp, ở nhiều nơi và ở một vài thời điểm là không tương ứng.

Mối quan hệ giữa sản xuất điện và nền kinh tế phụ thuộc vào cấu trúc giữa sản xuất và tiêu dùng, cấu trúc của chi phí các ngành trong nền kinh tế, hành vi sử dụng điện của người sản xuất và người tiêu dùng và cấu trúc trong nội tại ngành điện của mỗi nước ở mỗi thời điểm.

Xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng về sản lượng điện và tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2001-2012 (xem biểu đồ 1), có thể thấy đây là mối quan hệ không cùng chiều. Mức tăng trưởng về sản xuất điện luôn cao hơn mức tăng trưởng của GDP và độ chênh lệch giữa hai con số này khá lớn trong giai đoạn 2001-2004, sau đó thu hẹp đáng kể (2005-2007), và lại giãn ra khá lớn kể từ năm 2008, nhất là năm 2012 (sản lượng điện tăng trên 12% trong khi tăng trưởng GDP chỉ có 5,03%).

Nguồn cung điện của nước ta hiện nay không chỉ từ sản xuất trong nước (thủy điện, nhiệt điện) mà còn phải mua một lượng lớn từ Trung Quốc, nên mối quan hệ giữa điện sản xuất và tăng trưởng GDP chỉ phản ánh phần nào thực trạng kinh tế. Tuy nhiên, độ giãn giữa tăng trưởng về điện và GDP cũng phần nào cho thấy mức độ điều phối và hiệu quả của ngành điện không cao.

Sử dụng phương pháp phân tích liên ngành dựa trên bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 2000 và 2007(1) có thể thấy nếu năm 2000 để tăng 1 đơn vị GDP thì nhu cầu về sản lượng điện là 1,19, thì đến năm 2007 tỷ lệ này là 1:1,3, tức là tăng hơn 8%.

Một điều thú vị là cũng theo bảng cân đối liên ngành, nhu cầu về điện tăng lên bởi chính chi phí về điện của bản thân ngành điện lại tăng rất mạnh, trong khi mức tăng nhu cầu về điện của các ngành kinh tế tính trên một đơn vị lại giảm. Điều này phải chăng do hao hụt và tổn thất về điện ngày càng lớn?

Nhu cầu về điện tăng có thể do thay đổi quy trình công nghệ nhưng những nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp của Việt Nam ngày càng giảm sút nghiệm trọng. Nếu trong giai đoạn 2000-2005 năng suất nhân tố tổng hợp của Việt Nam đóng góp vào tăng trưởng GDP trên 22% thì đến giai đoạn 2006-2011 chỉ tiêu này chỉ đóng góp xấp xỉ 7%.

Như vậy có thể thấy hiệu quả của ngành hay cơ cấu kinh tế cần phải được rà soát lại. Nếu nhìn kỹ hơn vào cơ cấu của nhu cầu cuối cùng (gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu), nhu cầu về điện tăng 13% cho một đơn vị tăng lên của xuất khẩu. Qua đó cho thấy cấu trúc kinh tế cũng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng điện. Đồng thời, cũng có thể khẳng định là không thể hô hào khuyến khích xuất khẩu bằng mọi giá.

Năm 2012 vừa qua, xuất siêu của Việt Nam là nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Còn thành quả xuất khẩu thực ra chỉ là xuất khẩu tài nguyên, sức lao động (vì cơ bản là gia công, hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp) và năng lượng giá rẻ. Trong khi đó, điều mà nước ta trông mong ở khu vực FDI là luồng tiền thì không được như mong muốn. Biểu hiện cụ thể là tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) ngày càng nhỏ và luồng tiền chảy ra ngoài nếu tính theo giá hiện hành tăng hơn 13 lần và nếu quy về mặt bằng giá năm 1994 tăng xấp xỉ 8 lần.

Việc tăng giá điện đại trà để ngang bằng với giá thế giới mà không tính đến thu nhập thực sự của người dân Việt Nam còn lâu mới bằng thu nhập của người nước đem so sánh, thì chỉ có người dân và doanh nghiệp trong nước chịu thiệt. Do hiệu quả của ngành điện và cấu trúc kinh tế lệch lạc giữa các ngành, với xuất khẩu, với các khu vực sở hữu (Nhà nước, ngoài nhà nước và FDI) mà người dân và nền kinh tế phải chịu cảnh tăng giá điện gần như liên tục suốt từ năm 2006 tới năm 2010 (xem biểu đồ 2).

Ngoài ra việc tăng giá điện còn ảnh hưởng đến chỉ số giá. Giá cả tăng lên thì thu nhập lại càng nhỏ đi (xem biểu đồ 3). Theo tính toán của người viết, ảnh hưởng của việc tăng giá điện là ảnh hưởng nhiều vòng và ngày càng nhỏ dần. Tuy nhiên, nếu cứ liên tiếp tăng giá điện thì những vòng sau sẽ lan tỏa số nhân với vòng trước và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân và sản xuất của các ngành trong nền kinh tế.

Bùi Trinh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam: Hành động và kết quả sẽ quyết định (24/01/2013)

>   Thưởng tết Quý Tỵ cao nhất 650 triệu đồng (23/01/2013)

>   Đề án Tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (23/01/2013)

>   Cần có cơ sở pháp lý quản lý các tập đoàn tài chính (23/01/2013)

>   Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tái cấu trúc DNNN, nhiệm vụ cấp bách năm 2013 (23/01/2013)

>   60% doanh nghiệp Nhật “có lãi” tại Việt Nam (23/01/2013)

>   Chưa có doanh nghiệp báo cáo không thưởng tết (23/01/2013)

>   Nghi vấn nhiều doanh nghiệp buôn lậu xăng dầu (23/01/2013)

>   Lợi nhuận đáng kinh ngạc của ngành điện (23/01/2013)

>   Giải pháp hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã mạnh mẽ hơn (22/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật