Thứ Tư, 19/12/2012 11:33

WB hạ dự báo tăng trưởng GDP 2012-2013 của Việt Nam

Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương công bố sáng 19/12, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 và 2013 của Việt Nam.

* TS. Nguyễn Xuân Thành trả lời về thách thức lớn nhất của kinh tế vĩ mô 2013

* Dự kiến lạm phát cả năm 2012 ở mức khoảng 7,5%

Cụ thể, WB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam từ mức dự báo trong tháng 5 là 5.7% xuống 5.2% và năm 2013 từ 6.3% xuống 5.5%. Ngoài ra, WB dự báo GDP năm 2014 của Việt Nam tăng 5.7%.

Theo dự báo của Ngân hàng này, lạm phát Việt Nam sẽ đứng ở mức 9% vào cuối năm nay trước khi suy giảm xuống còn 8.5% trong năm 2013 và 7.3% trong năm 2014.

Các chỉ báo kinh tế Việt Nam theo dự báo của WB

WB cho rằng hầu hết các nhà làm chính sách tại các nền mới nổi Đông Á nên giữ nguyên lãi suất vì tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực sẽ tăng tốc vào năm tới nhưng sẽ không khiến lạm phát leo thang.

Theo dự báo của WB, các nền kinh tế mới nổi Đông Á có thể mở rộng 7.5% trong năm 2012 và 7.9% trong năm 2013. Mức tăng trưởng dự báo cho năm 2012 cao hơn so với ước tính công bố hồi tháng 10 là 7.2%. Bert Hofman, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách châu Á – Thái Bình Dương của WB, cho biết khu vực này có thể đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2012.

WB cho biết trong báo cáo: “Lập trường chính sách tiền tệ của khu vực vẫn còn tương đối thích hợp trong môi trường mà các cú sốc tiêu cực tiếp tục là một mối lo ngại lớn. Lạm phát suy yếu tại hầu hết các quốc gia cho thấy không cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ trong khu vực nếu không có cú sốc nào lớn”.

Dự báo tăng trưởng GDP các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương của WB


Trong năm nay, các nhà làm chính sách châu Á đã nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể là việc hạ lãi suất tại Trung Quốc, Thái Lan và tăng cường chi tiêu tại Philippines, Malaysia.

Theo WB, các rủi ro đối với nền kinh tế khu vực bao gồm khả năng trì hoãn thực hiện các cuộc cải cách tại Eurozone, các biện pháp nâng thuế và cắt giảm chi tiêu (vực thẳm tài khóa) vào tháng 1 tới tại Mỹ và sự sụt giảm mạnh của hoạt động đầu tư tại Trung Quốc.

Ngân hàng này dự báo kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 7.9% trong năm 2012, thấp hơn nhiều so mức 9.3% trong năm 2011 trước khi tăng tốc lên 8.4% trong năm 2013.

Phước Phạm (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   "Việt Nam cần năng động hơn trong hút vốn đầu tư" (19/12/2012)

>   TS. Nguyễn Xuân Thành trả lời về thách thức lớn nhất của kinh tế vĩ mô 2013 (17/12/2012)

>   Vì sao lạm phát không tăng mạnh? (16/12/2012)

>   Tình thế chưa lường hết (13/12/2012)

>   GDP nền kinh tế khoảng 136 tỉ USD (13/12/2012)

>   Hơn 56.000 khoản chi qua KBNN chưa đúng thủ tục (12/12/2012)

>   Năm 2012, giải ngân vốn FDI ước đạt 10,5 tỷ USD (12/12/2012)

>   Thêm nghi án Metro lỗ (12/12/2012)

>   Việt Nam tự tin vào chính sách điều hành (10/12/2012)

>   Cam kết 6,5 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam năm 2013 (10/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật