Thứ Hai, 24/12/2012 22:36

Hiệp hội lo không xuất được đường

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có kiến nghị với Chính phủ cho phép xuất 300.000 tấn đường qua Trung Quốc nhưng theo Hiệp hội mía đường Việt Nam nếu kiến nghị này được thông qua, chưa chắc doanh nghiệp có thể xuất khẩu được.

Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam là do Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT sẽ thống nhất chỉ định một số doanh nghiệp được phép xuất đường. Điều này có nghĩa là một số doanh nghiệp được chỉ định mới có giấy phép xuất khẩu còn doanh nghiệp không có giấy phép sẽ không được xuất.

Một lý do khác là Trung Quốc đã mở cửa khẩu trở lại nhưng không biết khi nào lại đóng cửa khẩu như thời điểm sau tháng 5-2012.

Ông Hải cho rằng, để giúp ngành mía đường tiêu thụ lượng đường dư thừa, giảm khó khăn cho các nhà máy và người trồng mía thì cơ quan chức năng cần để doanh nghiệp chủ động tìm cách xuất chứ không cần đợi giấy phép.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, nếu doanh nghiệp chờ được cấp giấy phép xuất khẩu đường có thể rơi vào trường hợp như năm 2012. Cụ thể, đầu năm 2012 sau khi Bộ NN&PTNT có kiến nghị, Bộ Công Thương đồng ý cho một số doanh nghiệp xuất 30.000 tấn đường sang Trung Quốc nhưng do thời gian đợi làm thủ tục lâu nên đến khi doanh nghiệp có giấy phép thì phía Trung Quốc đóng cửa biên giới.

Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, hiện Trung Quốc đã mở cửa biên giới và không biết khi nào sẽ có lệnh đóng cửa trở lại nên đây là thời điểm tốt để doanh nghiệp xuất khẩu đường. Do được mở cửa trở lại nên trong tháng 11, theo hiệp hội náy, đã có khoảng 10.000 tấn đường xuất sang Trung Quốc.

Dù có xuất khẩu đủ 300.000 tấn đường trong năm 2013 nhưng theo ông Hải giá đường trong nước sẽ không tăng lên. “Hiện giá đường được các nhà máy bán tại kho vào khoảng 14.500đồng/kg, và nếu xuất đủ 300.000 tấn thì giá đường bán tại kho cũng chỉ ở mức 15.000-16.000 đồng/kg chứ không thể cao hơn”, ông Hải nói.

Theo Bộ NN&PTNT, vụ mía đường 2012-2013, lượng đường sản xuất dự kiến là 1,5 triệu tấn, cùng với lượng đường tồn kho luân chuyển từ vụ trước là 178.000 tấn, kèm theo lượng đường nhập khẩu theo cam kết WTO thì lượng cung vượt cầu khoảng trên 400.000 tấn.

Hiện giá đường bán tại kho các nhà máy là 14.400-14.600 đồng/kg, giảm khoảng 4.000 đồng so với năm trước, điều này đồng nghĩa giá mua nguyên liệu cho nông dân chỉ dao động ở mức từ 800.000 đến 900.000 đồng/tấn, giảm khoảng 200.000đồng/tấn so với vụ trước.

Ngọc Hùng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu hàng công nghệ tăng mạnh nhờ doanh nghiệp FDI (24/12/2012)

>   Xuất siêu trở lại sau gần 20 năm (24/12/2012)

>   Chỉ số tồn kho “chốt” ở mức tăng 20,1% (24/12/2012)

>   Vì sao lợi nhuận của VNPT… “tuột dốc”? (24/12/2012)

>   Lãi 27 nghìn tỷ đồng, Viettel vượt xa VNPT (24/12/2012)

>   Việt Nam tiếp tục xuất siêu mạnh sang Tây Ban Nha (24/12/2012)

>   Doanh nghiệp 'cam chịu' khi giá điện tăng (24/12/2012)

>   EVN lập lờ giá điện (23/12/2012)

>   Bộ Công thương từ chối đưa đường vào danh mục tạm ngừng tạm nhập, tái xuất (23/12/2012)

>   Xuất khẩu cá tra giảm (23/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật