Thứ Năm, 06/12/2012 08:08

Chính phủ sẽ “làm nóng” cổ phần hóa

Các NĐT trong và ngoài nước tỏ ý sốt ruột trước tình trạng cổ phần hóa DNNN đang diễn ra chậm chạp, thậm chí có những bước lùi… Chính phủ cam kết sẽ sớm khắc phục tình trạng này, để cùng với đà phục hồi của nền kinh tế được dự báo bắt đầu từ năm 2013, sẽ hình thành làn sóng thu hút dòng vốn ngoại mới chảy vào TTCK.

Viễn thông là một trong những ngành được giới đầu tư ngoại khuyến cáo đẩy nhanh CPH

Bước lùi đáng ngại?

Theo nhìn nhận của giới đầu tư, quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đang có biểu hiện chững lại, đặc biệt là từ năm 2011 đến nay.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 vừa diễn ra, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đánh giá, dẫu biết rằng tái cấu trúc DNNN là một trong những việc khó khăn nhất, nhưng cần thực hiện thực chất và quyết liệt nhất. Những năm qua, cải cách DNNN, trong đó bao gồm cả công tác cổ phần hóa có phần chững lại, thậm chí đã có những bước lùi, nên tình thế này đang rất cần được đảo ngược.

“Sắp tới, cần đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN và thoái vốn của DNNN ra khỏi một số lĩnh vực kinh doanh, để chuyển một phần nguồn lực sang các mục tiêu khác cấp bách và cần thiết hơn…”, ông Lộc khuyến nghị.

Giới đầu tư nước ngoài cũng tỏ ý quan ngại về tiến trình cổ phần hóa DNNN đang rơi vào tình trạng gần như “đóng băng”. Ông Terence F. Mahony, Chủ tịch HĐQT VinaCapital nhìn nhận, cải cách DNNN, trong đó có cổ phần hóa không chỉ là chìa khóa cho sự phát triển của thị trường vốn, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Tuy đã có nhiều ý kiến, tranh luận về tiến trình cổ phần hóa, nhưng chưa có nhiều kết quả thực sự kể từ bước đi khả quan đầu năm 2007. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, rõ ràng đã đến lúc cần có một lộ trình mới với những tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu chi tiết…

“NĐT nước ngoài nhận thấy Chính phủ đã phát đi thông điệp trong 9 - 12 tháng tới, sẽ thực hiện cổ phần hóa 2 - 3 DN lớn. Quá trình này không nên chỉ dừng lại ở mức thảo luận, điều quan trọng là đã đến lúc hành động cụ thể…”, ông Terence đề nghị, đồng thời cho rằng, hai ngành chính Việt

Nam cần tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh cổ phần hóa trong thời gian tới là viễn thông và ngân hàng. Cần duy trì kỷ cương, sự nhất quán trong khâu hoạch định chính sách làm tiền đề để vận hành tiến trình cổ phần hóa DNNN hiệu quả…

Quan điểm của giới đầu tư cho thấy, nếu Nhà nước tiếp tục đưa ra cổ phần hóa các DN quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả và tiềm năng phát triển không tốt, thì ngay cả khi tiến trình cổ phần hóa được “làm nóng”, cũng khó thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, đặc biệt là NĐT nước ngoài. Sau quá trình cổ phần hóa về lượng, đây là thời điểm NĐT chờ đợi tiến trình này đi sâu về chất “hàng hóa” được tung ra.

Sẽ được “làm nóng”

Khẳng định Chính phủ luôn quan tâm tới nhu cầu đầu tư của giới đầu tư trong và ngoài nước, tại VBF 2012 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cho biết, Việt Nam luôn coi trọng huy động các nguồn lực từ các NĐT trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung; sắp xếp, cổ phần hóa DNNN nói riêng.

Với quan điểm như vậy, Phó Thủ tướng khẳng định, việc tái cơ cấu DNNN đang được Chính phủ quan tâm triển khai quyết liệt theo hướng thúc đẩy cổ phần hóa, chỉ giữ lại các DNNN với số lượng rất ít thuộc các ngành an ninh, quốc phòng và một vài lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không có điều kiện tham gia kinh doanh. Theo kế hoạch, tiến trình cổ phần hóa sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2015 - 2020. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách theo hướng kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho tiến trình cổ phần hóa…

Không thể phủ nhận một thực tế, sự trầm lắng kéo dài của TTCK đã tác động tiêu cực đến tiến trình cổ phần hóa. Ở chiều ngược lại, cổ phần hóa “đóng băng” cũng khiến TTCK không được bổ sung nguồn cung hàng hóa, nhất là những nhóm hàng hóa chất lượng mà thị trường đã mong đợi từ nhiều năm nay như viễn thông, ngân hàng, khai khoáng…

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế “Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động”, do Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tổ chức vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định, tái cơ cấu DNNN là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN còn chậm, nên đang được thúc đẩy trên cả hai khía cạnh: cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước ở những công ty cổ phần mà Nhà nước không cần sở hữu chi phối.

Hữu Đạo

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Cổ phần hoá, 105 người lao động Tổng công ty Dâu tằm tơ mất việc (02/12/2012)

>   Anova thành cổ đông chiến lược của Navetco, Vetvaco (20/11/2012)

>   Ra mắt Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hoà (08/05/2006)

>   100% cổ phần Công ty Mía đường Tuy Hòa đã được bán (29/12/2005)

>   Đấu giá hơn 4.33 triệu cp Tổng Công ty Dâu tơ tằm Việt Nam (29/10/2012)

>   Sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND TP Hồ Chí Minh (26/10/2012)

>   TP.HCM cổ phần hóa thêm 68 doanh nghiệp (26/09/2012)

>   Cổ phần hóa DNNN: Bó chân vì ôm đồm (24/09/2012)

>   IPO Đông Trường Sơn: Đăng ký vượt xa dự kiến (18/09/2012)

>   Sức ép cổ phần hóa viễn thông không phải vì tiền! (17/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật