Thứ Hai, 17/09/2012 14:02

Sức ép cổ phần hóa viễn thông không phải vì tiền!

Các chuyên gia cho rằng tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông phải đi đôi với cổ phần hóa bởi sẽ thu hút tiếp cận công nghệ, phương thức, kinh nghiệm quản lý và do đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

Không cổ phần hóa, DN Nhà nước sẽ không tồn tại

Phát biểu tại buổi tọa đàm của Câu lạc bộ Nhà báo CNTT về xu hướng viễn thông năm 2012 hồi đầu năm, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT đã nhấn mạnh viễn thông Việt Nam muốn phát triển thì phải cổ phần hóa. Nếu bức tranh thị trường viễn thông trong tương lai có 4 doanh nghiệp lớn, ví dụ Viettel là doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng thì nên để 100% Nhà nước, các doanh nghiệp còn lại thì cổ phần hóa và những doanh nghiệp nào quan trọng thì Nhà nước chiếm 51% cổ phần. Lý giải kỹ hơn cho vấn đề này, ông Mai Liêm Trực cho biết, sở dĩ 10 năm qua, các doanh nghiệp viễn thông của Nhà nước vẫn phát triển tốt vì thị trường còn rất mầu mỡ bởi mật độ chưa đông, giá vẫn còn cao. Thế nhưng, khi cạnh tranh mạnh, giá cước giảm nhanh và mật độ người sử dụng dịch vụ tăng cao mà chúng ta cứ giữ 100% vốn Nhà nước thì chắc chắn chỉ còn trụ được từ 1 đến 2 doanh nghiệp. Như vậy, nhân dân và Nhà nước sẽ gánh chịu hậu quả này. Ông Mai Liêm Trực cũng đưa ra khuyến nghị Chính phủ và Bộ TT&TT phải vững tay sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông để các doanh nghiệp và thị trường viễn thông vẫn phát triển tốt 10 năm tới.

Trong nhiều lần làm việc với VNPT trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho rằng VNPT cần phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, coi cổ phần hoá là xu thế tất yếu. Ông Lê Doãn Hợp còn khẳng định việc cổ phần hóa MobiFone cần làm càng sớm càng tốt vì quyền lợi đất nước. “Việc cổ phần hóa là bước tiến ngoạn mục của nền kinh tế và nó cũng giống như cô gái đẹp có 3 thời kỳ: kiêu hãnh, kêu gọi và kêu trời… Doanh nghiệp nghĩ cho thế đứng của mình là đúng, nhưng cũng cần vì lợi ích quốc gia “, ông Lê Doãn Hợp ví von.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông-CNTT Nhà nước, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới hiện đang muốn đầu tư vào lĩnh vực viễn thông-CNTT tại Việt Nam. Khi đó, chúng ta sẽ thu hút, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ, phương thức, kinh nghiệm quản lý tạo tiền đề để thúc đẩy Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT - truyền thông.

Cổ phần hóa không phải vì tiền

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam?” được tổ chức tuần trước, TS.Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã bày tỏ quan ngại liệu có thể tồn tại một thị trường cạnh tranh nếu các công ty có đủ số lượng nhưng đều là doanh nghiệp Nhà nước? “Nói một cách rất đơn giản là hãy suy nghĩ như một gia đình có 2 đứa con, 1 được mẹ yêu, 1 được bố yêu, thì 2 đứa con ấy vẫn có thể cạnh tranh với nhau. Nhưng nếu 2 đứa con ấy đều được cả bố và mẹ cùng yêu thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế. Rõ ràng cấu trúc thị trường viễn thông có vấn đề. Mấu chốt ở đây là Bộ TT&TT cần đưa ra thông điệp rõ ràng về việc có sáp nhập hay không VinaPhone và MobiFone”, TS.Võ Trí Thành nói.

TS.Võ Trí Thành phân tích tiếp, vì thị trường viễn thông có đặc thù là số lượng “người chơi” hạn chế nên một trong những cách để tạo cạnh tranh là cổ phần hóa. Cổ phần hóa không phải đơn thuần là chuyện kiếm thêm ít tiền từ nhà đầu tư, bán để thu ít tiền cho ngân sách Nhà nước, mà trên đặc điểm của thị trường viễn thông thì cổ phần hóa còn tạo thêm đối tác chiến lược. Điều này đã trở thành tư tưởng quan trọng của Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

“Khi cổ phần hóa thì đối tác chiến lược đem vào kỹ năng quản trị, công nghệ, cách thức dịch vụ mới, tạo tiêu chuẩn để các doanh nghiệp khác phải theo. Đó là cách thức tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường mà số “người chơi” hạn chế. Gắn câu chuyện cổ phần hóa và tạo dựng được chuẩn mực về cung cấp dịch vụ, công nghệ để các doanh nghiệp khác phải theo”, TS.Võ Trí Thành nói.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son vừa ra Chỉ thị về việc triển khai quyết định của Thủ tướng trong Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Chỉ thị này cũng khẳng định sẽ cổ phần hóa và thoái vốn đối với các hoạt động thông tin truyền thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường theo các quy định của pháp luật. Bộ trưởng cũng chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với hoạt động đặc thù của ngành, phân định rõ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son yêu cầu VNPT phải xây dựng đề án tái cơ cấu, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong năm 2012. Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC sẽ phải xây dựng đề án tái cơ cấu, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong tháng 9/2012.


Thái Khang

ictnews

Các tin tức khác

>   Công ty MTV Sông Mã dự kiến IPO hơn 3 triệu cổ phiếu (17/09/2012)

>   Làm rõ sai phạm tại Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (31/08/2012)

>   Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Chậm chạp, bí lối ra (30/08/2012)

>   20/09 đấu giá 19 triệu cp Thủy điện ĐắkR’tih (28/08/2012)

>   Sắp sửa IPO gần 2.6 triệu cổ phiếu Đông Trường Sơn (28/08/2012)

>   Chưa cổ phần hóa Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu (27/08/2012)

>   Tiền thu từ cổ phần hóa đi đâu, về đâu? (18/08/2012)

>   Thêm áp lực cho IPO của Vietnam Airlines (13/08/2012)

>   IPO Vietrans: Chỉ bán được 1% cổ phần được mua, giá bình quân 10,597 đồng/cp (03/08/2012)

>   IPO Vietrans: Chỉ có 1% cổ phần được đặt mua (31/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật