Thứ Sáu, 21/12/2012 15:46

“Bịt cửa” kinh doanh của DNNVV

Việc ban hành bộ Luật doanh nghiệp vào cuối tháng 11/2005 được coi là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo thời gian nhiều rào cản lại mọc lên, nhiều quy định đang cản trở doanh nghiệp ra kinh doanh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức sở hữu

Trong lịch sử phát triển DN Việt Nam, dấu ấn quan trọng là việc ban hành Luật DN vào cuối tháng 11/2005. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, văn bản luật này đã dỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường của DN, thổi luồng gió mới vào tinh thần kinh doanh của người dân. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2006 - 2010, đã có 343,8 nghìn DN đăng ký thành lập mới, cao gấp khoảng 2,3 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó (2001 - 2005); tương ứng, tổng số vốn đăng ký ước đạt 2.600 nghìn tỷ đồng và cao gấp 8,4 lần. Tuy nhiên, theo thời gian nhiều rào cản lại mọc lên, đặc biệt là đối với DNNVV.

“Hai năm trước, khi một số nơi cấm DN hoạt động trong chung cư, tôi đã viết bài bình luận với tiêu đề ra vỉa hè lập văn phòng”, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhớ lại. Theo bà, quy định này đã gây nên rất nhiều khó khăn cho các DNNVV khi khởi động kinh doanh. Ông Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH tư vấn VFAM hiểu rõ vấn đề này: “Phải xét đến bối cảnh các DNNVV có vốn ít, đặc biệt là giai đoạn đầu mới thành lập”.

Trước việc Bộ Xây dựng có công văn cấm DN kinh doanh trong chung cư, Chủ tịch VFAM cho rằng đó là việc làm trái với quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. “Không được phép dùng công văn thay cho thông tư và nghị định. Bởi vì công văn chỉ có tính trao đổi giữa bộ này với bộ kia”, ông Tiền phân tích.

Trên thực tế, sau khi Bộ Xây dựng ra văn bản không cho phép DN đăng ký kinh doanh ở căn hộ chung cư, nhiều công ty đã phải chuyển sang thuê văn phòng với giá từ thấp nhất 17 USD/m2/tháng và cao là khoảng 40-42 USD/m2/tháng. “Với chi phí như vậy DNNVV không chịu đựng được”, ông Tiền nói. Nhưng với nhiều DN khác không có đủ khả năng chi trả cho chi phí văn phòng lớn hơn, việc “cưỡng ép” như vậy đã đẩy họ đến bờ vực giải thể. Nhiều DN khác thì “lách luật” bằng cách đăng ký thành lập DN tại nhà riêng giám đốc, đồng thời thuê căn hộ chung cư để làm việc. “Nói cho cùng vẫn không quản lý được”, ông Tiền nói.

Nhưng ngay cả với các DN thừa vốn, không phải khó khăn đã hết khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đó là trường hợp của các DN FDI. Theo ông Vũ Xuân Tiền, không phải nhà đầu tư nào cũng lập dự án và khởi động DN từ đầu mà hình thức mua cổ phần, góp thêm vốn vào các DN đang hoạt động được khá nhiều doanh nhân nước ngoài nhắm đến.

Nếu đối chiếu với Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật DN, trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp dưới 50% vốn điều lệ thì được thực hiện thủ tục như với trường hợp đăng ký kinh doanh của DN Việt Nam. Tuy nhiên, bằng công văn do một vị Thứ trưởng ký, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều chỉnh lại nội dung này, khiến tất cả các nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn vào DN Việt Nam thì dù chỉ 1% số vốn thôi cũng phải có dự án đầu tư.

“Dự án đầu tư là một trong những điều nhiêu khê nhất”, ông Tiền bình luận và cho biết: “Chúng tôi vẽ dự án cũng được, nhưng nó vô duyên”. Tuy nhiên để được hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư phải chấp nhận quy định trên. Bản thân ông Tiền từng “vẽ dự án” cho nhà đầu tư Đức góp vốn 20% vào một DN. “Tôi vẽ dự án và kèm theo đó là cái phong bì”, ông thẳng thắn cho biết.

Khó khăn không chỉ xảy ra với DN ra đăng ký mới, những DN đã hoạt động từ trước, muốn có được giấy chứng nhận về môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm… cũng gặp không ít khó khăn. Bà Phạm Chi Lan cho hay, mới đây khi đi thăm Công ty Giấy Sài Gòn thì được biết, DN này đã mất 3 năm liên tục phải tiếp đón các đoàn công tác từ cơ quan chức năng, đến để thẩm định cho hệ thống lọc nước thải rất hiện đại của Đức mà Công ty này đầu tư. “Họ vào lấy phong bì rồi đi vì không đủ chuyên môn thẩm định”, bà Lan nói và thông tin rằng, riêng chi phí chạy máy để các đoàn công tác nọ “thẩm định” đã mất 750 triệu đồng. “Tệ như vậy”, bà Lan bức xúc.

Diệu Hương

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Trọng tài thương mại: Doanh nghiệp ngại tính thực thi (21/12/2012)

>   Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản để phá băng nợ xấu (21/12/2012)

>   Big C nói gì về “nghi ngờ chuyển giá”? (21/12/2012)

>   38.218 tỉ đồng để nuôi cá tra đi đâu? (21/12/2012)

>   Bộ Công thương đề xuất xuất khẩu quặng Titan tồn kho (21/12/2012)

>   Giá điện lại tăng thêm 5% (21/12/2012)

>   Giá xăng dầu ở Việt Nam: Chỉ minh bạch tại thời điểm công bố (21/12/2012)

>   “Hậu” tái cơ cấu Vinashin nhìn từ vụ người lao động kiện đòi trợ cấp (21/12/2012)

>   Bộ Tài chính và hàng loạt kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp (20/12/2012)

>   Công nghiệp ô tô: Lo vết xe đổ (20/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật