Thứ Sáu, 21/12/2012 14:43

Trọng tài thương mại: Doanh nghiệp ngại tính thực thi

Ông Lê Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng Cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho rằng cần thống nhất nhận thức rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày thi hành, không được xem xét lại về mặt nội dung phán quyết. Đó là cơ chế pháp lý đặc thù của tố tụng trọng tài mà pháp luật quy định.

Phải coi phán quyết là chung thẩm

Một công ty Việt Nam ký vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số 1 vào ngày 2/12/2010 để bán 10.000 áo phông cho một công ty S (Singapore – người mua). Thời hạn giao hàng 2 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

Hợp đồng được soạn thảo bởi công ty Việt Nam không quy định về luật áp dụng có điều khoản giải quyết tranh chấp “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được các bên nỗ lực giải quyết bằng hòa giải nếu không thành công, một bên có quyền đưa ra tranh chấp giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc Trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế (ICC). Địa điểm giải quyết tranh chấp sẽ là Việt nam. Ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh”.

Điều khoản chung của Hợp đồng cũng quy định “Nếu bên mua không gửi trả lại hợp đồng này trong một khoảng thời gian hợp lý hay không có bất cứ sửa đổi nào nếu nhận thấy có sai sót thì sẽ được hiểu là bên mua đã chấp nhận và đồng ý với mọi điều khoản và điều kiện của hợp đồng này.

Ngày 5/1/2011 công ty S yêu cầu công ty Việt Nam gửi tiếp hợp đồng số 2 để mua thêm 5000 áo phông. Điều khoản hợp đồng 2 giống hợp đồng số 1. Sau 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng số 2, công ty S không có bất cứ phản hồi nào. Đến thời hạn trả hàng, công ty Việt Nam đã gửi cho công ty S tổng số 15.000 áo phông. Tuy nhiên công ty S đã từ chối nhận hàng với lý do áo phông không đúng kich cỡ được yêu cầu và công ty S không ký hợp đồng số 2 với công ty Việt Nam.

Theo đúng trình tự đã giao ước khi không tự hòa giải được công ty Việt Nam đã khởi kiện ra trọng tài ICC. Hội đồng trọng tài tuyên công ty Việt Nam thắng kiện. Công ty S không đồng ý với phán quyết trọng tài nên phát sinh hai cân nhắc nộp đơn ra tòa án tỉnh X xin hủy ngang phán quyết trọng tài ICC đã tuyên bất lợi cho mình hoặc nộp đơn ra tòa án của nước sở tại để yêu cầu không công nhận phán quyết trọng tài.

Phó vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng Cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Lê Anh Tuấn cho biết dù trong trường hợp nào cũng không có lợi cho công ty Việt Nam.

Với trường hợp bị đơn không đồng ý với phán quyết nên đề nghị tòa án xem xét lại phán quyết trọng tài. Tòa án đã thụ lý đơn qua hai lần xét xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm. Tòa công nhận phán quyết trọng tài. Nhưng có cơ quan, tổ chức, cá nhân, lãnh đạo UBND địa phương có quan điểm đề nghị tòa án xem xét lại nội dung phán quyết trọng tài đó, dẫn đến cơ quan thi hành án dân sự khó khăn trong việc tổ chức thi hành vụ việc.

Chưa kể, việc đá nhau giữa các văn bản luật cũng có thể gây thiệt hại cho DN, khoản 5 điều 61 Luật TTTM quy định phán quyết trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Theo quy định của Luật thi hành án dân sự bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu thi hành án kể từ ngày có phán quyết trọng tài nếu thời hạn thi hành án trùng với ngày ban hành phán quyết trọng tài. Nhưng bên được thi hành phán quyết chưa có quyền làm đơn yêu cầu các cơ quan thi hành án dân sự có quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Sự không thống nhất giữa Luật thi hành án dân sự và Luật TTTM nên việc xác định thời gian 5 năm của thời hiệu thi hành án đối với phán quyết trọng tài mâu thuẫn nhau làm mất đi một khoảng thời gian nhất định về quyền yêu cầu thi hành án.

Ông Tuấn cho rằng cần thống nhất nhận thức rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày thi hành, không được xem xét lại về mặt nội dung phán quyết. Đó là cơ chế pháp lý đặc thù của tố tụng trọng tài mà pháp luật quy định. “Một khi đương sự đã lựa chọn sân chơi pháp lý là trọng tài và nhờ trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại thì phải tôn trọng phán quyết trọng tài. Đó là luật chơi bình đẳng mà pháp luật quy định” ông Tuấn nhấn mạnh.

Luật chơi này khác với tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính tại tòa án, nghĩa là bản án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng theo quy định các điều 18, 282, 304, 311 của bộ luật tố tụng dân sự, quyết định của tòa án liên quan đến hoạt động của TTTM vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm?

Trọng tài nước ngoài – ai có thẩm quyền

Vẫn câu chuyện trên nếu công ty S nhờ TTTM nước ngoài không công nhận phán quyết ICC. Sẽ là một câu hỏi khó cho các nhà pháp chế là ai sẽ bảo vệ cho công ty Việt Nam khi vấn đề tòa án Việt Nam có thẩm quyền như thế nào đối với hoạt động trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.

TS. Nguyễn Văn Cường – Viện khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao cho biết hiện vẫn còn 2 luồng ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng mặc dù Luật TTTM không quy định cụ thể, nhưng theo tinh thần quy định tại điều 1 của Luật TTTM thì điều chỉnh tất cả hoạt động của trọng tài trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. Do đó tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với hội đồng trọng tài nước ngoài khi họ xét xử tại Việt Nam, xét xử theo Luật TTTM Việt Nam.

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài nước ngoài quy định tại điều 7 của Luật TTTM. Riêng đối với việc hủy phán quyết của Hội đồng trọng tài nước ngoài thì sẽ xem xét giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Tuy nhiên, loại ý kiến thứ 2 cho rằng trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thông qua chi nhánh văn phòng đại diện của tổ chức trong tài nước ngoài. Theo đó chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài là tổ chức phụ thuộc vào Tổ chức trọng tài nước ngoài. Nếu Hội đồng trọng tài nước ngoài tiến hành giải quyết tranh chấp tại Việt Nam và xét xử tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam thì các trọng tài viên của Hội đồng trọng tài là các trọng tài viên nước ngoài theo tiêu chuẩn trọng tài viên của pháp luật nước ngoài.

Do đó, việc trao thẩm quyền cho Toàn án Việt Nam hỗ trợ hoạt động của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cần phải được cân nhắc thận trọng. Thứ nhất, việc xem xét hỗ trợ trọng tài nước ngoài của Tòa án Việt Nam thực chất là sẽ khuyến khích việc các bên tranh chấp lựa chọn tổ chức trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp tại Việt Nam và qua đó, không khuyến khích và hỗ trợ trọng tài trong nước phát triển.

Thứ hai, việc quy định hỗ trợ hoạt động của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật TTTM sẽ vô hiệu hóa phần nào quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài đã được Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Việc quy định phương án vừa hỗ trợ trọng tài nước ngoài theo quy định của Luật TTTM và vừa áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đối với việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Cùng một vụ việc do Hội đồng trọng tài nước ngoài giải quyết nhưng được Tòa án Việt Nam hỗ trợ theo hai thủ tục quy định tại hai văn bản luật khác nhau là chưa từng có tiền lệ và không có căn cứ pháp lý vững chắc.

Hoàng Xuân

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản để phá băng nợ xấu (21/12/2012)

>   Big C nói gì về “nghi ngờ chuyển giá”? (21/12/2012)

>   38.218 tỉ đồng để nuôi cá tra đi đâu? (21/12/2012)

>   Bộ Công thương đề xuất xuất khẩu quặng Titan tồn kho (21/12/2012)

>   Giá điện lại tăng thêm 5% (21/12/2012)

>   Giá xăng dầu ở Việt Nam: Chỉ minh bạch tại thời điểm công bố (21/12/2012)

>   “Hậu” tái cơ cấu Vinashin nhìn từ vụ người lao động kiện đòi trợ cấp (21/12/2012)

>   Bộ Tài chính và hàng loạt kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp (20/12/2012)

>   Công nghiệp ô tô: Lo vết xe đổ (20/12/2012)

>   Giá xăng dầu: Thế giới tăng 3%, trong nước tăng 11% (20/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật