Chủ Nhật, 04/11/2012 19:30

Vietstock Weekly 05 - 09/11: Biến động phức tạp trước các thông tin "khủng"?

Thị trường chứng khoán tiếp tục đón nhận thêm nhiều thông tin “khủng” trong thời gian tới và giao dịch sẽ bị tác động mạnh mẽ.

* Chứng khoán Tuần 29/10 - 02/11: “Dấu ấn” từ các đại gia họ Đặng

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN 05 – 09.11.2012

Tâm lý thận trọng cùng với việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh đã khiến những nỗ lực phục hồi trong phiên của thị trường nhanh chóng bị thất bại.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường còn nhận thêm “cú bồi” từ những thông tin bên lề xung quanh ông Đặng Văn Thành và gia đình; và những ngưỡng hỗ trợ mạnh dễ dàng bị thất thủ trước đà tháo chạy của bên nắm giữ cổ phiếu. STB, SBTSCR - những cổ phiếu liên quan - bị bán tháo mạnh mẽ, bên cạnh cổ phiếu ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản...

Dù dòng tiền tham lam đã gia tăng bắt đáy trong một phiên hoảng loạn, nhưng trên thực tế, những “cú bồi” liên tục trong thời gian qua đã làm bào mòn ý chí của không ít nhà đầu tư còn bám trụ trên TTCK.

Thông tin chính thức công bố trong chiều muộn ngày 02/11 cho thấy Hội đồng Quản trị của Sacombank (STB) đã ra nghị quyết ông Đặng Văn Thành sẽ thôi giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ngân hàng này ngay từ ngày 02/11/2012.

Có hai điểm đáng chú ý từ thông tin được công bố: (1) Việc từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành đã có kế hoạch từ trước. Do đó, việc chuyển giao sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của STB. (2) Sau khi thôi chức Chủ tịch, ông Đặng Văn Thành vẫn là thành viên của Hội đồng Quản trị. Đồng thời, ông Đặng Hồng Anh, con trai ông Thành, vẫn đang đóng vai trò Phó Chủ tịch phụ trách công tác ngoại giao.

Thông tin từ tân Chủ tịch STB - ông Phạm Hữu Phú - cho thấy quá trình thanh tra của NHNN tại ngân hàng này, bao gồm cả việc thanh tra các công ty liên quan, đã kết thúc vào đầu tháng 10. Như vậy, rất có thể kết quả thanh tra sẽ sớm được công bố trong thời gian tới.

Sẽ có thêm 5 ngân hàng được tái cơ cấu từ đây đến cuối năm. Bên cạnh đó là phương án “giải cứu” nợ xấu sắp được công khai và những thảo luận tiếp tục tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội. Đây đều là những thông tin “khủng” và như nhận định trước đây, giao dịch trên TTCK sẽ bị tác động mạnh mẽ.

Phân tích kỹ thuật: VN-Index – Vùng 380 – 390 điểm đã bị thủng. Càng về cuối tuần giá càng có biểu hiện bi quan hơn với những phiên giảm mạnh bất ngờ (thrust down). Lực cầu bắt đáy cũng không còn duy trì ổn định và mạnh mẽ như trước, với những mẫu hình nến đảo chiều dạng Doji, Inverted Hammer... xuất hiện liên tiếp.

MACD đã cho tín hiệu bán sau một thời gian đảo chiều mạnh và rớt xuống dưới đường zero-base. Đây là dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng ngắn hạn đã bị đảo ngược bên cạnh những dấu hiệu từ RMO Trade Mode và Directional Movement System.

Thanh khoản không có biểu hiện tích cực và vẫn duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 31 triệu đơn vị/phiên), trừ phiên cuối tuần. Điều này khiến cho kỳ vọng VN-Index hồi phục trở lại không cao. Mặc khác, ADX vẫn ở mức thấp (dưới 20) với giá trị 14 cho thấy xu hướng vẫn rất yếu.

Chúng tôi bảo lưu quan điểm cho rằng nhà đầu tư chỉ nên giữ cổ phiếu ở một tỷ lệ an toàn (dưới 30% danh mục) vì tình hình có thể vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp.   

HNX-Index – Hướng về vùng 44 – 47 điểm. Thanh khoản mặc dù tăng mạnh vào cuối tuần nhưng nhìn chung vẫn đang ở mức thấp và chưa thực sự tạo ra được một làn sóng phục hồi. Sự áp đảo quá lớn của những cây nến đỏ cũng như sự xuất hiện thường xuyên của các mẫu hình nến Doji, Spinning Top, Hammer... trong những phiên gần đây cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan.

HNX-Index diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu trong tuần này với tốc độ sụt giảm liên tục gia tăng. Bollinger Bands đang bung nén trở lại và nguy cơ HNX-Index sụt giảm mạnh tiếp tục đang trở thành hiện thực.

Mục tiêu theo mô hình sóng Elliott của HNX-Index xuống đến vùng 44 – 47 điểm. Sự thận trọng là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 02/11/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 0.15, tức số mã tăng giá bằng 0.15 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.02, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.02 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá.

EMA 5 ngày của VS-Arms HOSE tăng vọt lên mức 2.6. Đây là mức rất cao và cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Đây là điều hết sức đáng lo ngại trong bối cảnh VN-Index vừa phá vỡ vùng hỗ trợ bên dưới.

VS-A/D HNX trong phiên cuối tuần đạt 0.2 lần và VS-U/D HNX bằng 0.005 lần. EMA 5 ngày của VS-Arms HNX vẫn duy trì mức rất cao với giá trị 15.71. Nó cho thấy bên bán chiếm ưu thế rất lớn trên sàn HNX.

VS-Arms VN tính cho cả hai sàn ngày 02/11/2012 đạt giá trị 10.81 chứng tỏ bên bán chiếm ưu thế trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN đang ở mức 4.57 và cho thấy bên bán cũng chiếm ưu thế trong 5 phiên gần đây.

Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Thị trường tiếp tục dò tìm xu hướng (03/12/2009)

>   Thị trường chứng khoán thế giới: Ngày của sắc xanh (17/09/2009)

>   Chứng khoán thế giới ngày 09/09: Á - Âu trái chiều (10/09/2009)

>   Ngày giao dịch giằng co VN-Index trở lại giảm nhẹ (09/09/2009)

>   Đà giảm mạnh của VN-Index đã khựng lại (07/09/2009)

>   Thị trường có thể điều chỉnh? (26/08/2009)

>   Chứng khoán khấp khởi tăng cao, do đâu? (14/08/2009)

>   Thị trường chứng khoán khởi sắc: Niềm tin và hy vọng (13/08/2009)

>   VN-Index vượt qua 500 điểm (13/08/2009)

>   Lộ diện tâm lý phân cực tại các TTCK trên Thế giới (30/07/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật