Việt Nam đón dòng vốn FDI khổng lồ
TS. Patrick Dixon - Chủ tịch của Global Change, một tổ chức tư vấn chiến lược phát triển cho các công ty đa quốc gia cho rằng, tương lai tăng trưởng của Việt Nam vẫn tươi sáng. Trong xu hướng dịch chuyển sản xuất ở nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thu hút dòng vốn FDI khổng lồ như đã làm được trong 25 năm qua.
TS Patrick Dixon
|
Thưa ông, những xu thế quan trọng trong kinh tế toàn cầu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
TS. Patrick Dixon: Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái đang có những biến động khôn lường. Tuy nhiên, có những xu thế mà chúng ta có thể chắc chắn nhìn thấy rõ, sẽ biến đổi tương lai nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mỗi xu thế này có mối liên hệ với một bức tranh rộng lớn hơn và nó sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cho những sản phẩm và dịch vụ mới.
Tôi xin ví dụ như về vấn đề lợi thế nhân công. Hiện nay, cùng với Ấn Độ, Việt Nam được đánh giá là xã hội trẻ và năng động. Một phần tư dân số có độ tuổi dưới 14, độ tuổi trung bình chỉ là 27 với tỷ lệ biết chữ lên tới 94%. Giá nhân công ở Việt Nam rẻ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi đó, tỷ lệ tăng lương nhân công ở các miền duyên hải Trung Quốc hàng năm là 2%, tỷ lệ tăng lương cho những nhà quản lý giàu kinh nghiệm có thể là 100% sau mỗi năm. Đây sẽ là một yếu tố khiến các nhà đầu tư FDI sẽ phải xem xét việc dịch chuyển các nhà máy ở Trung Quốc sang nước khác.
Bên cạnh đó, hiện nổi lên xu thế các công ty dịch chuyển sản xuất tới các quốc gia đang phát triển, đồng thời, cắt giảm chi phí đầu vào, cắt giảm rủi ro trong chuỗi phân phối.
Rõ ràng, trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội tiếp tục thu hút những dự án đầu tư lớn, nhất là trong lĩnh vực chế tạo sử nhiều nhiều nhân công.
Chúng ta cũng đã biết, trong 25 năm qua, Việt Nam đã nhận được hơn 200 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, với hơn 14,000 dự án đầu tư, trong đó có các tên tuổi như Canon, Samsung hay Intels... Xét tỷ lệ trên GDP, Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn hơn 5 lần so với Trung Quốc hay Ấn Độ trong 5 năm qua.
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia được biết tới với mức chi phí sản xuất thấp, hiệu quả cao, sẽ là công xưởng đồ may mặc, giày dép, thủy sản, dầu, cao xu, thép và các sản phẩm công nghệ cao.
Với những kết quả đã đạt được trên, trong thập kỷ tới, sẽ có dòng vốn khổng lồ chảy vào Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực.
Thưa ông, ngày 25/ 10 vừa qua, Ernst & Young công bố nghiên cứu của mình với nhận định kinh tế Việt Nam như là một ngôi sao đang lên, với dự báo mức tăng trưởng bình quân trong 25 năm tới là 6%, dựa chủ yếu vào gia tăng nhu cầu nội địa. Ông có nhận xét gì về điều này?.
Tôi đồng ý. Như phân tích ở trên, tôi nghĩ Việt Nam có một tương lai tươi sáng. Chúng ta tiếp tục chờ đón một mức tăng trưởng ngoạn mục trong 30 năm tới ngang với 20 năm trở lại đây ( trung bình 7.1% từ 1991 đến 2012). Tất nhiên, chúng ta sẽ chứng kiến những điều chỉnh có tính chu kỳ của nên kinh tế, nhưng có điều chắc chắn là trong dài hạn sẽ có có một sự tăng tưởng hứa hẹn ở Việt Nam.
Cả IMF và WB đều điều chỉnh báo cáo của họ về tăng trưởng GDP của Việt Nam. Tuy nhiên ADB thì lạc quan hơn, chỉ ra việc dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi và xuất khẩu tăng mạnh.
Việt Nam đã đúng trong việc tập trung vào vấn đề then chốt là giảm lạm lạm phát và kích thích tăng trưởng. Nhưng thời điểm hiện tại là giai đoạn khó khăn chung, tăng trưởng tín dụng chậm chạp và số lượng các công ty thua lỗ vẫn ngày một tăng.
So với các nước khác trong khu vực và thế giới, ông đánh giá thế nào về những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế?
Tăng trưởng kinh tế sẽ liên quan chặt chẽ đến đầu tư nội địa, đặc biệt vào các lĩnh vực sàn xuất giá trị lớn.
Việt Nam trong quá trình chạy đua toàn cầu để thu hút vốn đầu tư. Sự cạnh tranh là rất lớn. Các quốc gia được các nhà đầu tư xếp hạng phụ thuộc vào các yếu tố như sự ổn định kinh tế và chính trị, hiệu lực của luật pháp, mức thuế, sự khuyến khích của chính phủ đối với nhà đầu tư, sự bãi bỏ các quy định hạn chế quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực kinh doanh chính, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ...
Trong khi đó, nhiều yếu tố trong số này của Việt Nam được đánh giá cao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần cấp thiết thúc đẩy việc cấp tín dụng ngân hàng, đặc biệt cho các DN vừa và nhỏ, đa số là các DN gia đình có số lượng nhân viên nhỏ hơn 20 người nhưng đây là mô hình tạo ra nhiều việc làm nhất. Điều này rất quan trọng cho tăng trưởng Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, có rất nhiều các nước đang phát triển gặp phải vấn đề các DN Nhà nước hoạt động không hiệu quả và lâm vào cảnh nợ nần. Đó là vấn đề Việt Nam cần phải giải quyết, tuy nhiên nếu nóng vội đưa ra các biện pháp rất có thể sẽ gây hậu quả.
Mai Hương
VIETNAMNET
|