Phó TGĐ IMF: Chỉ ổn định vĩ mô và tăng trưởng là chưa đủ
Bên lề Hội nghị Thường niên IMF/WB được tổ chức vào tháng 10/2012 tại Tokyo, Nhật Bản, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã có bài phỏng vấn ông Shinohara – Phó Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về một số đánh giá, khuyến nghị của IMF đối với tình hình kinh tế vĩ mô và định hướng chính sách của Việt Nam trong thời gian tới.
PV
:
Xin ông cho biết ý kiến đánh giá của ông về chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong 12 tháng qua, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tỷ giá? Ông có ý kiến tư vấn gì cho chính sách của Chính phủ Việt
Nam
và Ngân hàng Nhà nước trong những tháng tới và năm 2013?
Ông Shinohara: Các chính sách của Chính phủ Việt
Nam
trong 12 tháng qua đã góp phần ổn định kinh tế. Điều này được phản ánh qua việc lạm phát thấp hơn, dự trữ ngoại hối tăng, vị thế đối ngoại được cải thiện, và thị trường ngoại hối khá ổn định. Đây là những thành tựu quan trọng đã đạt được mà Chính phủ Việt
Nam
cần tiếp tục phát huy.
Tại thời điểm giao thời này, điều quan trọng nhất là Việt
Nam
phải tiếp tục duy trì, củng cố lại các khoảng đệm chính sách và uy tín chính sách. Như các bạn đã biết, IMF vừa cập nhật dự báo tăng trưởng toàn cầu theo hướng thấp hơn dự đoán trước đây và những thách thức chính sách vẫn còn rất lớn trong khi định hướng chính sách của thế giới (trừ Châu Á) chưa chắc chắn. Bên cạnh đó, nguy cơ tăng giá lương thực thế giới có thể ảnh hưởng đến Việt
Nam
.
Do đó, các cơ quan chức năng cần tránh nới lỏng chính sách tại thời điểm này. Thay vào đó, cần tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện qua cam kết tiếp tục giữ lạm phát thấp và có các bước đi mạnh mẽ để cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ làm tăng lòng tin, dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn, do đó thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhưng tôi cũng muốn chỉ ra rằng, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng không thôi là chưa đủ, mà phải mang tính toàn diện và tạo ra việc làm. Điều này sẽ đảm bảo rằng mọi người được trao cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình và chia sẻ thành quả của sự thịnh vượng. Việc phân phối thu nhập công bằng hơn sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững hơn về lâu dài.
PV:
Xin ông cho biết ý kiến đánh giá về chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng mà Việt
Nam
đang thực hiện gần đây? Ông có ý kiến tư vấn chính sách và gợi ý gì để thực hiện Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan khác?
Ông Shinohara:
Trước tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng một khu vực tài chính lành mạnh là rất quan trọng đối với Việt
Nam
để vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nói riêng và vừa phát triển kinh tế của đất nước nói chung.
Trong bối cảnh đó, chương trình tái cơ cấu của Chính phủ là một bước tiến quan trọng và đúng hướng, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ, tái cấu trúc ngân hàng liên quan chặt chẽ với cải cách doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực mà Chính phủ Việt
Nam
cũng rất quan tâm. Tất nhiên, cải cách khu vực tài chính không dễ dàng và đòi hỏi cam kết rộng rãi từ nhiều phía, và điều quan trọng là cải cách cần được thực hiện khẩn trương.
Chính phủ đã đề nghị IMF/WB phối hợp thực hiện Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP). Đây là một chương trình tự nguyện đã được thực hiện tại nhiều quốc gia cả ở châu Á (trong đó cóTrung Quốc) và phần còn lại của thế giới (ví dụ như Hoa Kỳ). Đối với Việt
Nam
, chương trình này rất đúng thời điểm vì nó sẽ tiếp tục giúp các cơ quan chức năng xác định những lĩnh vực cải cách. Quá trình thực hiện chương trình đã bắt đầu và sẽ diễn ra trong vài tháng tới.
Tôi đảm bảo rằng, IMF sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ các cơ quan chức năng trong giai đoạn quan trọng này, thông qua các tư vấn chính sách, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo.
Xin cảm ơn ông!
Nhnn
|