Thứ Hai, 19/11/2012 11:52

Năm 2013: Tăng tín dụng, không quên xử lý nợ xấu

Theo TS. Trần Du Lịch, vấn đề hiện nay là phải làm sao tháo gỡ những điểm tắc nghẽn, trong đó có vấn đề xử lý bài toán nợ xấu mới có thể tăng được tín dụng. Đưa ra mức tăng trưởng tín dụng 15% nhưng phải kèm với điều kiện đồng bộ là xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Khi đó mới không lo lạm phát tăng trở lại.

Đó là quan điểm của TS. Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia khi trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng. Ông Lịch cho biết:

TS. Trần Du Lịch

Nhìn lại năm 2012, việc tín dụng tăng thấp cũng phần nào gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cho nền kinh tế. Ví von một chút thì tín dụng bơm vào nền kinh tế quá ít, cũng giống như cơ thể bị thiếu máu dẫn đến sức khỏe yếu, không vận động được như mong muốn. Thanh khoản về vốn cho nền kinh tế rất khó khăn. Vì vậy, phải thực sự nỗ lực, GDP mới có thể đạt được mức 5,2%.

Một số năm trước để tăng trưởng GDP đạt được 7-8% thì tăng trưởng tín dụng cũng khoảng 25% - 30%. Dĩ nhiên, mức tăng tín dụng đó là cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, mức tăng tín dụng năm 2012 sụt giảm ngoài dự báo.

Do đó, năm 2013 để đạt mức tăng trưởng GDP 5,5% mà Nghị quyết Quốc hội mới thông qua thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 15%.

Nhưng liệu tăng trưởng tín dụng có đạt được mức 15% khi mà năm nay, mặc dù hệ thống ngân hàng cũng đã rất nỗ lực, song tín dụng vẫn tăng rất thấp. Một số ý kiến cho rằng năm 2013, tăng trưởng tín dụng chỉ nên ở mức 8-10%?

Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân khiến tín dụng tắc nghẽn. Vì vậy, vấn đề hiện nay phải làm sao tháo gỡ những điểm tắc nghẽn, trong đó có vấn đề xử lý bài toán nợ xấu mới có thể tăng được tín dụng. Đưa ra mức tăng trưởng tín dụng 15% nhưng phải kèm với điều kiện đồng bộ là xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Khi đó mới không lo lạm phát tăng trở lại.

Vậy, thời gian tới việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) nên theo hướng nào, thưa ông?

Trước mắt, ứng phó của CSTT là đúng đắn, nhưng phải gắn với mục tiêu trung và dài hạn hơn. Trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ cũng như Nghị quyết Quốc hội thì các chính sách điều hành, trong đó có CSTT luôn luôn gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với vấn đề 3 đột phá chiến lược và tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Theo đó, CSTT tiếp tục bám sát mục tiêu đó.

Theo ông, năm 2013 ngân hàng nên bơm vốn vào đâu để vừa an toàn vừa hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh?

Tín dụng năm tới vẫn phải tiếp tục hướng vào 4 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV. Tuy nhiên, ngay cả với những lĩnh vực này, việc cấp tín dụng phải gắn với đổi mới công nghệ với sự tái cơ cấu về đầu tư. Có nghĩa chính sách tín dụng phải hướng vào giúp DN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. DN nào giai đoạn vừa rồi họ không đầu tư công nghệ, nay họ mới đầu tư và đi vào chiều sâu thì chính sách tín dụng hướng vào đó, thể hiện rõ mục tiêu của chính sách tái cơ cấu.

Nhiều DN Việt Nam hoạt động dựa chủ yếu vào vốn vay

Thế còn sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và CSTT cần thực hiện thế nào, thưa ông?

Trước đây, việc phối hợp giữa hai chính sách này còn chệch choạc, nhưng vài năm gần đây đã khá hơn. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, hai chính sách này phải phối hợp nhịp nhàng hơn nữa. Đặc biệt cần nhanh chóng giải quyết nợ tồn đọng xây dựng cơ bản hiện khoảng trên 90 nghìn tỷ đồng, bởi một phần của nợ xấu do nợ đọng xây dựng cơ bản gây ra. Do đó, các địa phương, các ngành đang nợ các DN phải trả cho DN thì mới giải quyết được bài toán nợ xấu.

Hiện nay hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản rất lớn, nên “ứng xử” với kênh tín dụng bất động sản như thế nào cho phù hợp?

Theo tôi, với những dự án nhà ở phân khúc bậc trung đang xây dựng dở dang, có mức giá phù hợp với thu nhập của đại bộ phận dân cư thì cần hỗ trợ mạnh tín dụng. Thậm chí DN đang có nợ xấu thì cũng hỗ trợ để phát triển thị trường này, làm ấm từng phần giúp băng tan dần. Ngược lại, với các dự án đang dang dở nhưng là căn hộ cao cấp hay văn phòng thì dừng tín dụng, thậm chí cho dừng một thời gian cũng không “chết” được. Với phân khúc thị trường nhà thu nhập thấp, nên mạnh dạn cấp quỹ mua nhà trả góp hỗ trợ thị trường. Còn với đối tượng có thu nhập trung bình này có thể mở rộng tín dụng tiêu dùng, hỗ trợ người mua.

Xin cảm ơn ông!

Quang Cảnh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   'Tín dụng đến cuối năm chỉ tăng 5%' (19/11/2012)

>   Giảm lãi suất trước mùa cao điểm (19/11/2012)

>   Sức ép tốc độ gia tăng nợ xấu (19/11/2012)

>   “Nửa giải Nobel” và trách nhiệm điều hành (18/11/2012)

>   Thống đốc hiểu chưa chính xác... (17/11/2012)

>   Navibank và WesternBank “dính nợ” gần 3,000 tỷ đồng với hai công ty của ông Đặng Thành Tâm (17/11/2012)

>   Nợ xấu, những mảng màu không dễ nhận diện (17/11/2012)

>   Kiều hối sẽ đạt 10 tỉ USD (16/11/2012)

>   Techcombank: Huỷ mã ngân hàng của Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Phòng (13/06/2001)

>   Phó phòng kinh doanh Techcombank bị truy nã (02/07/2003)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật