Thứ Năm, 08/11/2012 10:58

Liều thuốc kích cầu thị trường

Tín dụng được cởi trói đã tác động tích cực lên thị trường BĐS. Tuy nhiên ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng (NHNN) cho biết, tín dụng đối với BĐS trong thời gian tới vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Để giải quyết tốt vấn đề tín dụng, quan trọng là phải giải bài toán kỳ hạn nguồn vốn đầu tư vào BĐS.

Thị trường đóng băng, giá cao, hàng tồn kho lớn là thực trạng mà ngành BĐS đang phải hứng chịu. Nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này được đưa ra mổ xẻ trong đó phải kể đến nguyên nhân do nguồn vốn tín dụng cho BĐS còn hạn hẹp. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng từng cho rằng, nếu nguồn vốn tín dụng dồi dào, lãi suất thấp sẽ ảnh hưởng tốt đến thị trường.

Vì vậy, giải pháp quan trọng đối với thị trường BĐS hiện nay là phải giữ nguồn cung tín dụng ổn định và lãi suất thấp, đặc biệt là phải hướng tới người mua nhà có nhu cầu thực sự.

Ông Trần Văn Tần - Trưởng phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng (NHNN) cho rằng, những tháng đầu năm 2012, dư nợ tín dụng đối với ngành BĐS có giảm nhẹ nhưng từ tháng 6 trở lại đây thì dư nợ cho vay BĐS đã tăng trên dưới 1%. Tuy nhiên, do nợ đọng của các DN BĐS hiện rất lớn, nên việc tiếp tục cho vay đối với DN này khá khó khăn. Bởi vậy hiện tại các ngân hàng đang chuyển hướng đẩy mạnh cho vay kích cầu thị trường.

Tại nhiều hội chợ giao dịch BĐS mới được tổ chức, một số ngân hàng đã trực tiếp tham gia và đưa ra các gói sản phẩm cho vay đối với người mua nhà có thời hạn dài từ 15-20 năm, lãi suất khoảng 12%/năm. Tín dụng đối với BĐS mở hơn đã kích thích thị trường ấm dần lên.

Thực tế thời gian gần đây, thị trường BĐS chứng kiến nhiều đợt giảm giá mạnh ở tất cả các phân khúc, trong khi các ngân hàng cũng đẩy mạnh các chính sách cho vay BĐS. Đặc biệt là những ưu đãi, hỗ trợ từ phía ngân hàng đối với đối tượng người mua nhà như bằng lãi suất hấp dẫn, thời hạn cho vay kéo dài từ 15 đến 20 năm, giá trị món vay lên đến 70-90% giá trị căn hộ.

Nhiều ngân hàng đã dành riêng các gói tín dụng lớn hỗ trợ cho BĐS như Vietcombank, Vietinbank, BIDV... Cụ thể BIDV dành gói tín dụng 4.000 tỷ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Vietcombank cũng công bố dành 2.000 tỷ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà cũng với mức lãi suất 12%/năm. VietinBank tung ra thị trường gói tín dụng cho khách hàng cá nhân qua chương trình ưu đãi có tên “5.000 tỷ chung tay xây nhà mơ ước”…

Đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là các khách hàng có nhu cầu mua nhà. Các dự án BĐS đã liên kết với các ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ vốn vay, lãi suất hợp lý, thời gian hỗ trợ dài…

Thông tin từ LienVietPostBank cho biết, kể từ 13/10, LienVietPostBank khởi động chương trình “Cho vay mua nhà Dự án - Tín dụng an cư”, cho khách hưởng lãi suất 12%/năm trong 1 năm đầu tiên. Ví dụ tại dự án Sails Tower (Hà Đông, Hà Nội) có giá bán khoảng 16,5 triệu/m2, lãi suất cho vay chỉ 9,9%/năm đầu, khách hàng thanh toán 1 lần tại thời điểm mua được giảm 5% giá trị nhà...

Tương tự như vậy, từ ngày 1/10/2012, các khách hàng ký hợp đồng tín dụng để mua biệt thự của Flamingo Đại Lải Resort tại Vietcombank được hưởng các ưu đãi đặc biệt về lãi suất trong vòng tối đa 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.

Theo đó khách hàng hưởng mức lãi suất chỉ còn 6%/năm cho tới ngày 30/11/2012; hưởng mức hỗ trợ lãi suất 6%/năm trên lãi suất công bố tới ngày 31/3/2013. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khác khi mua biệt thự nghỉ dưỡng Flamingo Villa 6 từ chủ đầu tư Flamingo Đại Lải Resort như: được tặng tiền đất, nhận hơn 35 triệu đồng/tháng khi tham gia chương trình cho thuê biệt thự, được bàn giao nhà ngay sau 6 tháng với vị trí trung tâm, thiết kế sang trọng...

Những chính sách tín dụng được cởi trói trong thời gian qua có tác động không nhỏ lên thị trường BĐS. Tuy nhiên ông Trần Văn Tần cho biết, tín dụng đối với BĐS trong thời gian tới vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Để giải quyết tốt vấn đề tín dụng, quan trọng là phải giải bài toán kỳ hạn nguồn vốn đầu tư vào BĐS.

Trên thực tế việc đầu tư lĩnh vực BĐS là đầu tư dài hạn trong khi đó các ngân hàng lại chủ yếu huy động được các nguồn vốn ngắn hạn. Chính sự lệch pha về kỳ hạn giữa vốn huy động và cho vay đã dẫn đến lời giải cho bài toán vốn cho BĐS vẫn chưa được thực sự khả thi.

Minh Hiếu

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   BĐS ngoại 'ăn xổi', khách hàng 'ôm' trái đắng (08/11/2012)

>   Bộ “hứa” sang năm sẽ hoàn thành việc cấp sổ đỏ (07/11/2012)

>   Đề xuất mạnh tay thu hồi đất dự án bỏ hoang (07/11/2012)

>   Chung cư 10 triệu đồng/m2: Vẫn ngược chiều quan điểm (07/11/2012)

>   “Cú đấm thép” Becamex (07/11/2012)

>   Kẻ phá bĩnh căn hộ Hà Nội (07/11/2012)

>   Sửa Luật Đất đai: “Nóng” đền bù, định giá đất (07/11/2012)

>   Định giá đất sát thị trường sẽ giảm khiếu kiện (06/11/2012)

>   Phá băng bất động sản: Muộn còn hơn không (06/11/2012)

>   Kiên Giang muốn Phú Quốc thành đặc khu (06/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật