Thứ Sáu, 30/11/2012 06:27

Điểm mặt DN nộp thuế khủng thời khủng hoảng

Hôm nay, ngày 30 tháng 11 năm 2012, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, TP.Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), kết hợp cùng Báo VietnamNet, Tạp chí Thuế - Tổng cục Thuế chính thức tổ chức lễ trao giải nhằm tôn vinh và ghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc BXH V1000 năm 2012 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Đây là năm thứ ba liên tiếp, BXH V1000 được chính thức công bố, xét trong bối cảnh kinh tế và kinh doanh tại Việt Nam đang có rất nhiều bất ổn và thời điểm phục hồi vẫn còn chưa rõ ràng, thì các doanh nghiệp V1000 đã chứng tỏ bản lĩnh vượt bão của mình khi tiếp tục kinh doanh có lãi và sẵn sàng hoàn thành tốt nghĩa vụ với cộng đồng thông qua việc đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia.

BXH V1000 năm 2012 điểm mặt 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong 4 năm liên tiếp, từ năm 2008 đến năm 2011, và lấy mức thuế nộp năm 2011 làm căn cứ xếp thứ hạng các doanh nghiệp trong bảng.

Tổng mức thuế nộp của các doanh nghiệp thuộc BXH vào khoảng 54 nghìn tỷ, xấp xỉ bằng 8% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2011, trong đó khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 58,4% số thuế các doanh nghiệp thuộc BXH, tiếp đến là khối doanh nghiệp tư nhân (22%) và khối doanh nghiệp FDI (19.6%). Theo thứ tự của BXH, số thuế mà Top 100 đóng góp đã chiếm tới hơn 66,34%, với đa phần là các doanh nghiệp Nhà nước, một minh chứng rõ nét cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào số ít các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn- những ông anh cả của nền kinh tế (Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...)

Dưới góc nhìn về ngành nghề kinh doanh, nhóm ngành ngân hàng, viễn thông và xây dựng- bất động sản là top 3 ngành có số thuế nộp vào ngân sáchlớn nhất trong BXH, lần lượt chiếm 20,95%, 19,93% và 11,56% tổng số thuế đóng góp của 1000 DN. Có thể thấy, nền kinh tế và ngân sách quốc gia hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất chấp sự sụt giảm trong kinh doanh của ngân hàng và bất động sản trong thời gian qua, bên cạnh nhóm ngành 'độc quyền" thế mạnh- ngành viễn thông mà phần lớn bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước với những cái tên đã quá quen thuộc trong nhiều BXH từ VNR500 tới Fast500 như: Tập đoàn viễn thông Quân đội- Viettel, Công ty Thông tin di động VMS- Mobifone hay Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam- VNPT...

Một số nhận định từ bảng V1000

1. Cơ cấu theo ngành nghề:

Xét theo số doanh nghiệp, trong năm 2011, khu vực công nghiệp chiếm tới 66% trong tổng số 1000 doanh nghiệp trong bảng VI000, tăng gần 80 doanh nghiệp so với năm trước đó. Khu vực nông nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể với mức tăng 17 doanh nghiệp so với năm 2010 và 22 doanh nghiệp so với năm 2009).số doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ giảm đi.

Nhận xét tương tự cũng được đưa ra khi xem xét theo sô thuê thu nhập doanh nghiệp. Tỷ trọng thuế thu nhập do khối các doanh nghiệp công nghiệp đóng góp tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất (61%). Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp nông nghiệp tuy nhỏ (6.5% trong năm 2011) nhưng có gia tăng đáng kể so với năm 2010).Tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ giảm đi đáng kể.

2. Cơ cấu theo loại hình sở hữu

Theo loại hình sở hữu, doanh nghiệp tư nhân đã phấn đấu vượt lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng V1000 xét theo số doanh nghiệp. Năm 2011, số DNTN chiếm tới 41% tổng số doanh nghiệp.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứng kiến sự sụt giảm về số lượng doanh nghiệp năm trong bảng xép hạng VI000 trong 3 năm 2009-2011.Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong bảng VI000 là tương đối ổn định qua các năm.

Sự sụt giảm vê tỷ trọng của các doanh nghiệp có vòn đâu tư nước ngoài cũng thê hiện trong tỷ trọng số thuế đóng góp của các doanh nghiệp này. Năm 2011, số thuế đóng góp của họ là 19%, giảm 6 điểm phần trăm so với tỷ trọng năm 2010. Sự sụt giảm này được bù đắp chủ yếu từ lượng thuế đóng góp từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, với mức tăng khoảng 5 điểm phần trăm. Tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước tăng nhẹ với mức tăng Ì điểm phần trăm so với năm 2010.

3. Các địa phương đóng góp nhiều nhất

Đóng góp của các doanh nghiệp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp 5 tỉnh/thành phố liên tục giữ được vị trí top 5 trong bảng xếp hạng VI000 trong giai đoạn 2009-2011. Trong đó, các doanh nghiệp từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp tới 3/4 tổng số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp (các doanh nghiệp Hà nội và HCM chiếm khoảng 60% tổng số doanh nghiệp).

4. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân qua các năm

Có 508 doanh nghiệp liên tục nằm trong cả ba bảng xếp hạng VI000. số thuế bình quân của 508 DN này đóng góp tăng đều trong giai đoạn 2009-2011. Đây là điều đáng trân trọng trong bối cảnh nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Trong số 508 DN này, có 204 doanh nghiệp nhà nước, 164 doanh nghiệp tư nhân và 140 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 316 trong số 508 doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Tận dụng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang Ấn Độ (29/11/2012)

>   Tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách (27/11/2012)

>   Cổ phiếu thưởng: Thu ngay hoặc không thu thuế (27/11/2012)

>   Không ép khai thuế qua mạng (26/11/2012)

>   "Dọa" kiểm tra để buộc khai thuế qua mạng (22/11/2012)

>   Quốc hội thông qua việc nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng từ 1/7/2003 (22/11/2012)

>   Miễn thuế cho nông sản trồng tại Campuchia (22/11/2012)

>   Tháo vòng luẩn quẩn nợ nần của doanh nghiệp (22/11/2012)

>   Tiền thu hồi sau thanh tra tăng nhanh nhờ… các tập đoàn (20/11/2012)

>   Hoàn thuế VAT hơn 3,1 tỉ đồng cho khách nước ngoài (20/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật