Thứ Tư, 31/10/2012 13:19

Vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới: Người dân đang chịu thiệt

Ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết các nước trên thế giới đều liên thông với giá vàng quốc tế, nên giá vàng của họ đều quy đổi ngang bằng. Chỉ có ở Việt Nam, giá vàng mới có hiện tượng cao hơn. “Việc SJC cao hơn giá vàng thế giới là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt trên thị trường vàng quốc tế".

Chênh lệch giá, vàng giả, vàng nhái, khó mua bán vàng “phi SJC”, hoặc vàng SJC cong vênh, móp méo… là những vấn đề xuất hiện trên thị trường vàng gần đây làm đau đầu cơ quan quản lý và gây nhiều hoang mang trong dư luận, đặc biệt là đối với những người đang nắm giữ vàng “phi SJC”. Dù cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trấn an rằng mọi thương hiệu vàng miếng đã được cấp phép vẫn lưu thông bình thường, nhưng còn nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh câu chuyện quản lý vàng miếng.

Nhận định về nguyên nhân khiến giá vàng tăng cao, các chuyên gia đều cho rằng ngoài lý do giá thế giới, yếu tố độc quyền rất rõ ràng. Bên cạnh đó, do thiếu thanh khoản, các NH phải hút vàng, lại dồn vào chỉ duy nhất thương hiệu SJC, nên đã đẩy giá vàng lên rất cao theo cơ chế độc quyền hơn là theo quy luật của giá vàng nói chung. Ngoài ra, giá vàng trong nước tăng một phần do đang bị “cô lập” với dòng vàng thế giới.

Ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết các nước trên thế giới đều liên thông với giá vàng quốc tế, nên giá vàng của họ đều quy đổi ngang bằng. Chỉ có ở Việt Nam, giá vàng mới có hiện tượng cao hơn. “Việc SJC cao hơn giá vàng thế giới là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt trên thị trường vàng quốc tế. Tôi nghĩ cần nhập khẩu vàng. Hiện nay, NHNN độc quyền nhập khẩu vàng, nhưng độc quyền mà không hành động. Hơn 1 năm nay không hề nhập vàng, nên thị trường trong nước mới bị làm giá. Ngay cả việc lấy SJC làm thương hiệu độc quyền là cũng không đúng, vì SJC chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh”, ông Bảng nhận định.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, thị trường vàng đã tương đối ổn định và trong thời gian sắp tới, thị trường sẽ dần đi vào quỹ đạo và không có sự xáo trộn, nhưng thực tế cho đến nay, hình ảnh dễ thấy vẫn là ngổn ngang thị trường vàng. Thay vì đứng lên trên và có khoảng cách với vai trò quản lý, nay NHNN đã tiếp cận, điều hành việc sản xuất cung cầu vàng miếng cho thị trường.

Theo ông Long, nên xem xét giải pháp NHNN trực tiếp nhập vàng và hướng lượng vàng nhập này đến đúng địa chỉ để giải quyết thanh khoản vàng cho các NHTM, xem đây là cơ hội cuối cùng để các NHTM giải quyết dứt điểm tồn tại vấn đề vàng thời gian qua.

Ông Phạm Đỗ Chí - chuyên gia kinh tế tài chính IMF cho biết kể từ sau tin NHNN công bố dự thảo Nghị định Quản lý kinh doanh vàng trình Chính phủ từ tháng 11/2011 đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường vàng. Trước mắt, khi giá vàng các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân là người chịu thiệt nhiều nhất, còn khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho những lao động tham gia sản xuất vàng miếng. Điều đáng lo ngại là nếu giá vàng miếng các thương hiệu khác tiếp tục giảm mạnh, thì không loại trừ khả năng những kẻ buôn lậu nhân cơ hội này gom vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC để xuất khẩu lậu ra nước ngoài.

TS Nguyễn Đại Lai, chuyên viên NHNN nhận định: với mốc chênh lệch 400.000 đồng/lượng làm chuẩn, thì cứ cao hơn mốc này là có sự làm giá của giới đầu cơ. Hiện nay, giới đầu cơ đang làm giá một cách trắng trợn và độc quyền tới mức gấp 7, gấp 8 lần mức cho phép. Trong khi thị trường vàng bộc lộ giá độc quyền và cách biệt với giá thế giới như vậy, nhưng hiếm thấy động thái gì từ việc giảm hay tăng vàng từ kho dự trữ ngoại hối Nhà nước để can thiệp, mà chủ yếu chỉ thấy động thái tăng cường chương trình “SJC hóa”- tăng cường dập lại và dập mới các loại vàng “phi SJC” thành vàng miếng SJC.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết:

Bất kỳ một chính sách nào của Chính phủ, nhất là trong tiền tệ sẽ có tác động nhiều mặt, trong đó sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Hiện Chính phủ cũng đã quyết định, tiến tới thương hiệu SJC sẽ thuộc về NHNN, tức là độc quyền Nhà nước chứ không độc quyền doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN thực hiện các biện pháp để làm rõ vấn đề này. Theo phản ánh của báo chí, một bộ phận nhân dân nghe thông tin đã mang đi dập lại vàng, hoặc có vàng giả SJC là do thông tin của cơ quan quản lý chưa được cụ thể, rõ ràng, minh bạch để người dân yên tâm và hiểu rằng, vàng nắm trong tay không việc gì phải vội vàng đi dập lại, vì vàng vẫn là vàng. “Chính phủ đã chỉ đạo NHNN phải thông tin hiểu rõ, Thủ tướng đã yêu cầu Thống đốc NHNN nếu cần thiết phải lên truyền hình, báo chí để giải thích rõ cho dân, tránh hiểu sai vấn đề”, ông Đam nói. Liên quan đến vấn đề vàng giả, Bộ trưởng Đam cho biết, thông thường khi có một hàng hóa nào đấy được nhiều người quan tâm mua bán thì bao giờ cũng có một bộ phận trục lợi trái phép bằng cách làm giả. Do vậy, phải làm rõ cho dân hiểu đúng, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.


Hà An

Công an nhân dân

Các tin tức khác

>   Mô hình quản lý cho thị trường vàng (31/10/2012)

>   Thống đốc NHNN trần tình về “độc quyền” vàng miếng (31/10/2012)

>   Giá vàng xuống dưới 46 triệu đồng (31/10/2012)

>   Vàng lướt nhẹ qua 1,710 USD/oz sau gói QE bổ sung của Nhật (31/10/2012)

>   Được - chưa được trong điều hành vàng (31/10/2012)

>   Giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin! (31/10/2012)

>   Huy động sức vàng: Không hẳn hết cách (30/10/2012)

>   Giá vàng giao dịch dưới 46,30 triệu đồng mỗi lượng (30/10/2012)

>   Các thương hiệu vàng miếng “có phép” vẫn lưu thông bình thường (30/10/2012)

>   Lãi suất và giá vàng đều giảm (30/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật