Thứ Tư, 31/10/2012 06:18

TS LÊ THẨM DƯƠNG, TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM:

Giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin!

Nguyên tắc quản lý tột cùng của mọi nguyên tắc là phải trả về thị trường. Hiện nay do không làm được nguyên tắc này nên thị trường vàng có sóng, giá cao và người có vàng bất an.

Tôi thấy chính sách nào về vàng cũng có nhược điểm. Hàng loạt chính sách quản lý thị trường vàng ra đời gần đây chỉ là thay nhược điểm của chính sách này bằng nhược điểm khác. Cách tốt nhất là trả vàng về lại thị trường, lúc ấy thị trường vàng không méo mó nữa.

Các nước quản lý vàng không nước nào giống nước nào nhưng họ có điểm chung là cho thông (xuất, nhập - PV). Khi vàng không thông thì sẽ nghẽn. Ở ta, do nghẽn nên có hiện tượng dân đổ xô đi mua vàng, giá vàng cao hơn giá thế giới… NHNN cứ chữa thị trường vàng bằng giải pháp tình thế dẫn đến hàng loạt vấn đề như huy động, cho vay, giá vàng chênh 2-3 triệu đồng…

Vấn đề là ở cung cầu. Nhưng cần hiểu cung cầu ở thị trường vàng rất khác với những thị trường hàng hóa khác. Ta sợ nhập vàng ảnh hưởng ngoại hối nên không cho nhập. Không nhập thì nguồn cung tắc. Bây giờ hãy khoan tính đến yếu tố ảnh hưởng ngoại tệ mà cần cho nhập vàng. Trường hợp vàng được nhập về, ứ ra thì sao? Ở đây phải thấy là đầu cung làm không kịp, chứng tỏ cầu cao, cầu cao thì không lo ngại.

Cũng cần phải xem lại chuyện này: Ta nói giá vàng lên cao là do dân tích trữ, do DN, ngân hàng mua vàng gây sốt. Vậy ai mua nhiều, ai mua ít mà giá chênh lệch như vậy? Hay đó là tác nhân của đầu cơ? Phải quản lý làm sao để đạt nguyên tắc liên thông trong nước với thế giới, vàng phải được “chui” ra. Thế giới vừa qua, khi khủng hoảng thì họ cũng tích vàng nhưng khi thuận lợi là họ xuất vàng ra ngay. Ta thì khi thuận lợi cũng không xuất vàng. Cơ chế cứ loanh quanh chuyện đi siết thị trường vàng, vàng tài khoản, giá cả biến động… Những chuyện đó sao không mang ra phân tích chính sách cho cặn kẽ? Tại sao không xây dựng đề án quản lý thị trường vàng cho phù hợp, linh hoạt, hiệu quả?

Để huy động số vàng trong dân, nhiều chuyên gia đã góp ý rồi: Ngân hàng phát hành trái phiếu, tín phiếu vàng để huy động. Thật ra, nói giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin. Làm cho dân tin thì họ “nhả” vàng ra ngay. Giữ độc quyền theo kiểu làm như hiện nay không phải cách hay, bởi có độc quyền vàng miếng được không nếu dân lấy vàng SJC, đục cái lỗ rồi… đeo trên cổ? Khi đó vàng miếng thành vàng trang sức rồi còn gì. Nếu độc quyền quản lý thì phải nói rõ thực hiện cơ chế nào để dân tin, gửi thì gửi cho ai, bán thì bán cho ai? Đó mới là quan trọng.

Tôi ví dụ về cách NHNN cung vàng cho dân - liên quan đến yếu tố lòng tin. Ta chuẩn bị máy dập vàng chưa đủ, khi dân cần mua vàng thì NHNN có vàng mà không cung kịp chỉ vì dập không kịp, là sao? Làm sao nói mà dân tin được? Cách tổ chức rất có vấn đề!

BÙI NHƠN

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Huy động sức vàng: Không hẳn hết cách (30/10/2012)

>   Giá vàng giao dịch dưới 46,30 triệu đồng mỗi lượng (30/10/2012)

>   Các thương hiệu vàng miếng “có phép” vẫn lưu thông bình thường (30/10/2012)

>   Lãi suất và giá vàng đều giảm (30/10/2012)

>   Vàng giảm phiên thứ 4 trong 5 ngày (30/10/2012)

>   'Hàng nóng’ hại đời các ông lớn (29/10/2012)

>   Chống đầu cơ sinh ra phân biệt đối xử (29/10/2012)

>   “Giá vàng chênh nhau không phải do SJC làm giá” (29/10/2012)

>   Đầu tuần, giá vàng tăng gần 50.000 đồng mỗi lượng (29/10/2012)

>   Không phải xuất trình giấy giám định hàm lượng vàng (29/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật