Thứ Tư, 17/10/2012 08:32

Thận trọng với “bánh vẽ“ của ngân hàng

Trưng ra những gói tín dụng ngàn tỷ với nhiều ưu đãi để hấp dẫn khách hàng, nhưng sự cẩn trọng sẽ giúp khách hàng nhận thấy những chiếc “bánh vẽ” đang được mời mình.

Những con số hấp dẫn…

Vài tháng qua, các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt ký kết hợp đồng tín dụng với các chủ đầu tư dự án, theo đó, khách hàng mua nhà tại những dự án này sẽ được hỗ trợ tín dụng với mức rất hấp dẫn. Trong chương trình liên kết 4 nhà, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dành gói tín dụng 4.000 tỉ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất chỉ 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Cũng với mức lãi suất này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố sẽ dành 2.000 tỉ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tung ra chương trình cho vay mua, xây, sửa nhà với lãi suất chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức của gói tín dụng này là 1.000 tỉ đồng.

Không chỉ ngân hàng đưa ra gói tín dụng ưu đãi, mà nhiều chủ đầu tư cũng bắt tay với ngân hàng mạnh tay hỗ trợ cho khách hàng để kích cầu. Dự án Nam Đô Complex (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) tặng thêm cho khách hàng mua nhà 4% lãi suất ngoài phần ưu đãi của gói lãi suất mà ngân hàng cung cấp. Tại dự án Golden Land (Nguyễn Trãi), chủ đầu tư cũng cam kết hỗ trợ lãi suất cho khách hàng...

… chỉ là “bánh vẽ”?

Tìm hiểu các gói tín dụng ưu đãi, khách hàng chuyển dần từ tò mò sang thất vọng, rồi thời ơ. Chị Nguyễn Minh Nga – khách hàng ở quận Ba Đình (Hà Nội) chia sẻ, dù đưa ra những con số lãi suất hấp dẫn, gây ấn tượng nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và thị trường BĐS trầm lắng, nhưng xem kĩ ra các ngân hàng chưa thực sự “cởi mở” với khách hàng vay tiền mua nhà. “Trong hợp đồng mua nhà có cam kết vay vốn, các ngân hàng chỉ để thời gian vay vốn với mức lãi suất “rẻ” khoảng 3-6 tháng” – chị Nga cho biết – “Trong khi đó, thời gian trả nợ có thể kéo dài 3-5 năm, thậm chí có thể lên tới hàng chục năm. Như vậy, số tháng được khuyến mại “không là gì cả” so với toàn bộ thời gian vay tiền”.

“Lãi suất luôn luôn biến động, năm 2011 lãi suất đã từng tăng vọt từ mức 12-13% lên mức 25-26%/năm. Vì vậy, chẳng có điều gì đảm bảo rằng, hết thời hạn hỗ trợ, ngân hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất tăng. Chính vì thế, khách hàng như chúng tôi không thể không thận trọng” - chị Nga cho biết.

Không phải ai cũng được hưởng

Nhiều chuyên gia cho rằng, những “cái bắt tay” giữa ngân hàng và chủ đầu tư chỉ có ý nghĩa quảng bá cho doanh nghiệp và ngân hàng là chính, bởi trong bối cảnh thị trường bất động sản thiếu thanh khoản như hiện nay, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể “mở hầu bao”. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho hay: "Tâm lý chung của ngân hàng lúc này là hỗ trợ lãi suất nhưng không hạ chuẩn tín dụng. Nợ xấu vẫn đang là nỗi ám ảnh thường trực. Người cho vay không dám cho vay với khách hàng lạ và có rủi ro cao".

Đi kèm với các gói tín dụng ưu đãi, ngân hàng cũng có những ràng buộc hết sức chặt chẽ về chứng minh thu nhập, tài sản thế chấp… với việc thẩm tra cẩn thận, kỹ càng. Bên cạnh đó, ngân hàng giai đoạn này ưu tiên khách hàng cũ hơn là khách hàng mới, nhất là khách hàng có lịch sử tín dụng tốt.

Khuyến cáo khách hàng về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Vinh – chuyên gia kinh tế độc lập – cho rằng, khách hàng cần phải chú ý khi tìm hiểu các chương trình khuyến mãi của ngân hàng là lãi suất. Lãi suất sẽ rất hấp dẫn, trong khoảng thời gian đầu tiên, nhưng sau đó, nó sẽ được điều chỉnh theo lãi suất thông thường trên thị trường. “Con số hạn mức ở trên cũng như các yếu tố lãi suất và thời hạn của chương trình tín dụng khuyến mãi cho thấy rằng các ngân hàng chưa thực sự giảm lãi suất” – ông Vinh nói – “Dường như những gói tín dụng này có ý nghĩa quảng bá nhiều hơn khả dụng”./.

PVKT

pháp luật việt nam

Các tin tức khác

>   Ngân hàng trả giá vì nợ xấu (17/10/2012)

>   Đề cử Thống đốc Nguyễn Văn Bình là chiến sĩ thi đua toàn quốc (16/10/2012)

>   BIDV Tây Hà Nội bị khách tố chiếm 800 triệu đồng (16/10/2012)

>   Công khai từng phần kết luận thanh tra ngân hàng (16/10/2012)

>   Nên lập công ty duy nhất xử lý nợ xấu (16/10/2012)

>   Tôi đi “buôn”… tiền: “Một vốn bốn lời” (16/10/2012)

>   Nghịch lý ngân hàng “thừa vốn”, lãi suất huy động vẫn cao (16/10/2012)

>   VCB và BIDV Kiên Giang có nguy cơ mất 33 tỉ đồng vốn cho vay (16/10/2012)

>   Lại 'phá rào' huy động lãi suất vượt trần (16/10/2012)

>   Ngân hàng: “Cục nợ” liên ngân hàng và Vàng sẽ bào mòn lợi nhuận quý 3? (16/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật