Thứ Tư, 10/10/2012 22:03

Sự cố Citigroup

Citigroup đã liên tục đưa ra thông báo sai lệch về lượng cho vay thứ cấp mà ngân hàng này nắm giữ trong hoàn cảnh thị trường nhà đất sụp đổ.

Kỳ 1: Tội danh không trung thực

Cáo buộc của SEC

Trung tuần tháng 7/2012 đã diễn ra phiên tòa xét xử Citigroup với tội danh: Không trung thực với khách hàng về một sản phẩm liên quan đến thế chấp tại thời kỳ khởi điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối (SEC) cáo buộc Citigroup đã liên tục đưa ra thông báo sai lệch về lượng cho vay thứ cấp mà tập đoàn này nắm giữ trong hoàn cảnh thị trường nhà đất sụp đổ. Trong đó, Brian Stoker - cựu Giám đốc điều hành nhóm sản phẩm tín dụng của Citigroup, với sự bất cẩn, liên quan đến việc tạo ra các chứng khoán là “Trái phiếu có tài sản đảm bảo” (CDO).

Vụ án liên quan đến Stoker bởi một lẽ, ông là người đã chuẩn bị các tài liệu kinh doanh cho CDO nhưng lại che giấu nhà đầu tư về khả năng thua lỗ của các sản phẩm thế chấp rủi ro cao.

Sự cố bắt đầu từ cuối năm 2006, khi mà các ông chủ của Citigroup phát hiện ra cách để kiếm lời từ CDO, nên đã tập trung đặc biệt vào loại chứng khoán có gắn với tài sản thế chấp là bất động sản. Vào thời điểm đó, rất nhiều tổ chức tài chính đang tìm kiếm để mua các loại chứng khoán này bởi có được tỷ suất lợi nhuận và xếp hạng tín dụng cao.

Một vài quỹ đầu cơ đã cá cược khoảng 30 tỷ USD giá trị vào CDO phát hành năm 2006 và 2007, thông qua Magnetar Capital, một quỹ đầu cơ tích cực tham gia thị trường vào thời điểm đó. Đó thực sự là một cách huy động vốn tốt của các quỹ đầu cơ. Nhưng qua một phân tích của Pro Publica, thì 96% các giao dịch của Magnetar đã được xác định là sẽ vỡ nợ vào năm 2008.

Lúc này, Citigroup lại tạo ra CDO riêng của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng SEC đã dự báo là thất bại. Ủy ban này nói rằng, Citigroup đã sắp xếp cho Credit Suisse Alternative Capital đứng ra quản lý tài sản thế chấp của các quỹ, bao gồm các tài sản mà bản thân Citigroup muốn bán khống. 12 CDO trong tổng số các tài sản CDO được Credit Suisse đồng ý bán trong tháng 2/2007, là bán cho một vài nhà đầu tư cấp cao, trong đó có Tập đoàn Tài chính Ambac và Công ty quản lý tài sản Bear Stearns. Tuy nhiên, đến tháng 11/2007, 2 công ty này đã trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng và đã bị vỡ nợ.

Đó là lý do khiến Citigroup bị cáo buộc là đã không trung thực về "vị thế bán - Short Position" cũng như vai trò của mình trong việc lựa chọn tài sản đó.

Nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ

Sự thể là khi giá bất động sản lên tới đỉnh điểm vào giữa thập niên trước, Citigroup và các ngân hàng khác đã liều lĩnh góp chung các tài sản thế chấp để “đâm đầu” vào đầu tư CDO, rồi bán cho các nhà đầu tư, những người muốn kiếm lời từ cuộc bùng nổ nhà đất. Tất nhiên là nhóm tài phiệt này đã kiếm được món lợi không nhỏ từ phần chênh lệch giá. Tuy nhiên, cùng lúc đó, một nhóm các nhà đầu tư khác lại có quan điểm trái ngược về thị trường bất động sản và họ muốn đánh cược dự báo của mình bằng CDO.

Trong tình huống này, Citigroup đã quyết định chơi "hai mang", đánh cược với phía cho rằng thị trường đang lên và phía dự báo thị trường sẽ bị vỡ trong tương lai. Lúc này, Brian Stoker đã giúp Citigroup tạo ra một gói CDO trị giá 1 tỷ USD được gọi là hạng V - quỹ III - có thể bán cho một nhóm gồm các nhà đầu tư cấp cao, bao gồm Tập đoàn Tài chính Ambac và Koch Global Capital.

SEC cho rằng, Citigroup đã dùng chính gói CDO này để thực hiện đồng thời một vụ đặt cược 500 triệu USD cho thị trường bất động sản, như là một món bảo hiểm khi thị trường bị "xuống dốc". Mặt khác, Citigroup đã bí mật gán cho CDO những tài sản thế chấp, mà ngân hàng nghĩ rằng sẽ mất giá trị và sau đó đưa ra quan điểm ngược lại với khách hàng của mình. Stoker đã cẩu thả mắc sai lầm khi cung cấp các thông tin này trong tài liệu tiếp thị của CDO. “Citigroup đã sắp xếp cuộc chơi và Brian Stoker là người chia bài”, Jeffrey Infelise - luật sư của SEC đã khẳng định trong phần lập luận của mình.

Kỳ 2: Từ bị can đến trắng án

Minh Ngọc

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tây Ban Nha chưa đạt mức giảm thâm hụt ngân sách (10/10/2012)

>   S&P: Quý 3, hạ bậc tín nhiệm cao gấp đôi nâng bậc (10/10/2012)

>   IMF: Nguy cơ khủng hoảng tín dụng và suy thoái toàn cầu tăng cao (10/10/2012)

>   Châu Âu nguy cơ phải bán tháo 4.500 tỷ USD tài sản (10/10/2012)

>   FED kiểm tra sức khỏe của hệ thống ngân hàng Mỹ (10/10/2012)

>   Barclays mua lại ngân hàng trực tuyến của ING (10/10/2012)

>   Eurozone gửi kỳ vọng vào Cơ chế bình ổn châu Âu (10/10/2012)

>   Ổn định tài chính thế giới đang đối mặt với rủi ro gia tăng (10/10/2012)

>   Anh: Thâm hụt thương mại tháng 8 tăng mạnh (10/10/2012)

>   IMF cảnh báo Nhật có thể lâm vào khủng hoảng nợ (10/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật