Thứ Tư, 17/10/2012 08:56

Phải lấy lại niềm tin của nhà đầu tư

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, TS. Trần Du Lịch cho rằng, không nên quá đặt nặng vấn đề tăng trưởng GDP, mà quan trọng hơn là lấy lại niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô dần cải thiện qua từng quý. Theo ông, niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân vào chính sách điều hành kinh tế có được cải thiện?

Tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng từ mức 4% của quý I lên 4,66% trong quý II và 5,35% trong quý III. Lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng đã giảm 5 - 8%/năm so với cuối năm 2011, phù hợp với diễn biến của lạm phát và thị trường tiền tệ. Lạm phát tháng 9 tăng mạnh trở lại, nhưng nhiều khả năng vẫn đạt mục tiêu tăng 8 - 9% vào cuối năm nay. Việc giảm tốc độ tăng nhập khẩu và giảm nhập siêu (trong 9 tháng đã xuất siêu 34 triệu USD) đã góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ…

Bức tranh kinh tế kể trên, nếu nhìn qua có thể nói là khá sáng sủa, nhưng phân tích kỹ, còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, niềm tin của doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư vào chính sách điều hành kinh tế chưa thể cải thiện.

Nhận định như vậy liệu có quá khắt khe?

Tôi nghĩ là không, vì các cơ quan quản lý nhà nước chưa chỉ ra được những tồn tại, bất ổn của nền kinh tế và cũng chưa đưa ra được hướng xử lý triệt để những bất ổn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước không phải là hiện tượng đặc biệt, mà năm nào cũng diễn biến theo quy luật này. Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số lạm phát về cơ bản được kiềm chế, nhưng tháng 9 đã tăng mạnh trở lại (tăng 2,2%), khiến người dân lo ngại về việc lạm phát quay trở lại. Sự lo ngại này không phải là không có cơ sở, bởi chúng ta đang đối phó với lạm phát một cách thụ động, vì thế khi có một số yếu tố tác động đến tổng cầu, thì lạm phát ngay lập tức quay trở lại.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm là do nhu cầu nhập khẩu cho đầu tư và sản xuất bị giảm, đặc biệt là khu vực kinh tế trong nước sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP trong thời gian tới. Lãi suất giảm, nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn (9 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 2,52% - thấp hơn chỉ số lạm phát 5,13%), thì dù lãi suất có giảm nữa cũng không giải quyết được nguồn vốn cho nền kinh tế.

Giả sử, thang điểm niềm tin của doanh nghiệp vào chính sách điều hành kinh tế là 100. Theo ông, chỉ số niềm tin hiện nay được bao nhiêu điểm?

Muốn “chấm điểm” khách quan cần phải có điều tra, khảo sát cụ thể. Tôi chưa thực hiện điều tra, khảo sát cụ thể, nhưng qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, tôi thấy họ có có tâm lý chung là rất băn khoăn về các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; cơ chế, chính sách để phát triển thị trường; hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Theo tôi được biết, Công ty Dịch vụ thông tin tài chính Việt Nam vừa công bố Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý III/2012 sau khi thực hiện khảo sát 110 doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu và đứng đầu cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu, số lượng nhân viên. Kết quả cho thấy, chỉ số BCI quý III/2012 chỉ đạt 107 điểm, giảm 13 điểm so với quý II/2012.

Vậy cần phải làm gì để lấy lại niềm tin, thưa ông?

Năm 2013, không nên đặt nặng vấn đề tăng trưởng GDP, mà quan trọng hơn, phải ổn định kinh tế vĩ mô và tạo niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Muốn lấy lại được niềm tin, theo tôi, không thể thực hiện bằng các biện pháp chung chung, mà phải bằng những biện pháp cụ thể để doanh nghiệp định hướng đầu tư, xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh.

Cụ thể, nhằm hỗ trợ thị trường, tăng đầu tư, cuối tháng 6 vừa qua, Chính phủ đặt mục tiêu, trong 6 tháng cuối năm, bình quân phải giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ 21.000 tỷ đồng thì phải thực hiện nghiêm túc, tắc khâu nào phải tìm cách tháo gỡ ngay. Hơn 202.000 tỷ đồng nợ xấu ngân hàng cần phải được xử lý bằng cách yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn này, chứ không được “chuyển giao” cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cuộc đua cạnh tranh huy động tiền gửi đã tái diễn với lãi suất huy động 13 - 14%/năm bằng nhiều hình thức khác nhau. Vốn vẫn “loanh quanh” trong hệ thống ngân hàng, do các quy định về cho vay vẫn quá ngặt nghèo. Chính sách miễn, giảm một số sắc thuế sắp hết thời hạn, nhưng đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa kiến nghị Quốc hội tiếp tục miễn, giảm thuế, hoặc sửa đổi ngay thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…

Những vấn đề nêu trên, theo tôi, nếu không sớm giải quyết triệt để, những hạn chế, khiếm khuyết của nền kinh tế năm 2012 vẫn tiếp diễn và như vậy, niềm tin chưa thể sớm phục hồi.

Mạnh Bôn

đầu tư

Các tin tức khác

>   Tổng bí thư: 'TƯ 6 cơ bản đạt yêu cầu nhưng chưa phải là xong' (16/10/2012)

>   Chủ tịch Quốc hội: Không tiền lấy gì đi chợ? (16/10/2012)

>   2013: Đề xuất chưa tăng lương do khó khăn ngân sách (16/10/2012)

>   Chính phủ: Tham nhũng, lạm dụng chức quyền ảnh hưởng xấu kinh tế (16/10/2012)

>   “Cần phân tích rõ động lực của tăng trưởng” (16/10/2012)

>   9 tháng, Việt Nam xuất siêu 143 triệu USD (15/10/2012)

>   Có nên tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ 2013? (15/10/2012)

>   Từ nay đến cuối năm, CPI tăng khoảng 1%/tháng (15/10/2012)

>   Báo Thái Lan nêu lý do nên đầu tư vào Việt Nam (15/10/2012)

>   Cơ chế điều hành lãi suất qua “lăng kính” quan hệ Nhà nước - Thị trường (15/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật