Thứ Tư, 24/10/2012 09:49

Nóng hạn mức tín dụng năm 2013

Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục phân bổ hạn mức tín dụng cho từng ngân hàng. Đây là vấn đề đang được giới ngân hàng đặc biệt quan tâm.

15 - 17% hay vẫn “xập xệ”?

Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế là những vấn đề nóng được đặt ra tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội diễn ra sáng nay (24/10). Theo ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng Tín dụng (Vụ Tín dụng, NHNN), bắt đầu từ quý III/2012 đến nay, tăng trưởng tín dụng đã khởi sắc, dù chưa thật rõ nét. Tính đến ngày 30/9/2012, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành mới đạt trên 2%. Nếu loại trừ số liệu ảo cuối năm 2011, thì tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt khoảng 4%.

Năm 2013, dù dự báo kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục gặp khó khăn, song ông Trần Văn Tần cho rằng, NHNN vẫn duy trì và kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống trong năm 2013 ở mức 15 - 17%.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực thì cho rằng, còn khá sớm để “chốt” hạn mức tín dụng của năm tới. Tuy nhiên, nếu Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2013 là 5,5%, thì tăng trưởng tín dụng 15 - 17% là hợp lý. Bởi theo các chuyên gia quốc tế, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng gấp 3 tốc độ tăng trưởng GDP là phù hợp, không quá nóng. Thứ hai, mức tăng trưởng tín dụng 15 - 17% là chỉ tiêu tối đa, còn thực tế có thể thấp hơn.

“Dĩ nhiên, không nhất thiết là tăng trưởng tín dụng phải đạt 15 - 17%, thì tăng trưởng kinh tế mới đạt 5,5%, vì còn phụ thuộc vào hiệu quả của đồng vốn và các nguồn vốn ngoài ngân hàng. Năm nay, tăng trưởng tín dụng cả năm tối đa chỉ đạt 7 - 8%, nhưng tăng trưởng GDP vẫn có thể đạt khoảng 5%, một phần là do đầu tư công không giảm, xuất khẩu không giảm, một phần do doanh nghiệp sử dụng đồng vốn chắt chiu, hiệu quả hơn”, ông Lực nhận xét.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2013 vẫn rất xập xệ. “Tính đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng cả nước mới đạt trên 2%. Những ‘ngòi nổ’ của tín dụng như nợ xấu, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp... chưa được tháo, thì tôi cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2013 vẫn sẽ xập xệ như năm nay, chưa thể có sự đột phá. Việc đặt ra các chỉ tiêu để điều hành là đúng, nhưng phải phù hợp, không bất chấp thực tiễn”, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế (Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam) nhận định.

Phân bổ hạn mức theo tốc độ xử lý nợ xấu

Ông Trần Văn Tần cho hay, năm 2013, NHNN tiếp tục phân bổ chỉ tiêu tín dụng phù hợp với từng ngân hàng, chứ không áp dụng đồng đều cho mọi tổ chức tín dụng. Đồng thời, NHNN sẽ kết hợp phân bổ chỉ tiêu tín dụng năm 2013 với xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng: “Theo tôi, NHNN không nên phân hạn mức tín dụng theo từng ngân hàng, bởi không có hiệu quả, thậm chí còn gây ra nhiều hệ lụy. Đầu năm 2012, NHNN áp dụng hạn mức cho từng ngân hàng một cách khắt khe, nhưng đến giữa năm lại “tháo khoán”, thậm chí một số ngân hàng “đáng ngờ” cũng được phép nới room tín dụng. Việc này khiến niềm tin của các ngân hàng vào chính sách của NHNN sút giảm”.

Đồng tình với ý kiến này, ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, năm 2013, NHNN không nên áp dụng hạn mức với từng ngân hàng. Thực tế, việc áp dụng hạn mức tín dụng trong năm 2012 đã không có ý nghĩa. Do đó, theo ông Lực, NHNN nên cho phép các ngân hàng được tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng, định hướng của mình. NHNN chỉ quản lý và khống chế mức độ tăng trưởng tín dụng theo các chỉ số, như tỷ lệ cho vay/tổng huy đồng, thanh khoản, trích lập dự phòng rủi ro… Hơn nữa, nếu NHNN đã đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả hệ thống (ví dụ 15 - 17%), các ngân hàng thương mại cũng không dám vượt xa khỏi room này.

Dù vậy, nhiều lãnh đạo ngân hàng và các chuyên gia kinh tế nhận định, không loại trừ khả năng NHNN sẽ sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong năm 2013.

“Hạn mức tín dụng chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh kiềm chế lạm phát, còn trong bối cảnh hiện nay thì không có nhiều ý nghĩa. Tôi cho rằng, nếu tiếp tục sử dụng hạn mức tín dụng, NHNN cũng chỉ sử dụng như một công cụ phòng xa, vì tín dụng năm 2013 hầu như không thể có chuyện tăng trưởng nóng. Nếu không sử dụng thì có thể NHNN sợ bỏ lỡ một công cụ mà có thể có ích cho các năm sau. Cho nên, NHNN có thể sẽ tiếp tục sử dụng hạn mức tín dụng, dù chỉ là hình thức”, TS. Trịnh Quang Anh nói.

Thùy Liên

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Ông Tô Hải: Nên tăng room nước ngoài tại TCTD Việt Nam (24/10/2012)

>   Ngân hàng Nhà nước: “Chưa phù hợp” bỏ trần lãi suất (24/10/2012)

>   ACB: 5 lần bị Moody’s cắt giảm tín nhiệm và đang trong tầm ngắm hạ bậc của Fitch (23/10/2012)

>   “Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank (23/10/2012)

>   Ngân hàng “mua bom” vì “bán” hạn mức tín dụng (23/10/2012)

>   Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: “Nợ xấu đang được tập trung giải quyết” (23/10/2012)

>   Ts. Cao Sĩ Kiêm: Năm 2013, tăng trưởng tín dụng 8-10% là hợp lý (23/10/2012)

>   ‘Tội phạm tài chính, ngân hàng gây tổn thất hàng nghìn tỷ' (23/10/2012)

>   Hãm phanh nợ xấu ngân hàng (23/10/2012)

>   “Soi” lời hứa của 2 Bộ trưởng "nóng" nhất nền kinh tế (22/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật