Thứ Ba, 23/10/2012 20:00

Toàn cảnh xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, ngân hàng và doanh nghiệp 2012 (Phần 4)

Dưới tác động của mức xếp hạng quốc gia, tình hình tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam – huyết mạch của nền kinh tế – cũng diễn biến trái chiều với việc hạ bậc hàng loạt của Moody’s và động thái ngược lại của S&P trong khi Fitch giữ nguyên. Điều đáng khích lệ là cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đều dành triển vọng “ổn định” cho tất cả các ngân hàng được đánh giá của Việt Nam.

ACB: 5 lần bị Moody’s cắt giảm tín nhiệm và đang trong tầm ngắm hạ bậc của Fitch

Dù quá trình xếp hạng tín nhiệm ACB của Moody’s chưa bằng một nửa so với Fitch nhưng tổ chức này đã 5 lần hạ bậc ACB, đáng chú ý có đến 3 lần diễn ra trong năm nay. Trong khi đó, Fitch chỉ thực hiện động thái này một lần duy nhất sau 11 năm đánh giá ACB.

* Moody's hạ bậc tín nhiệm ACB, BIDV, CTG, MBB, SHB, STB, TCB và VIB

* Fitch giữ nguyên xếp hạng STB, CTG, ACB và Agribank; triển vọng “ổn định”

Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) là ngân hàng duy nhất của Việt Nam được cả Moody’s và Fitch cùng đánh giá và xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, Moody’s công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với ACB vào ngày 01/11/2007.

Tại thời điểm nói trên, Moody’s đánh giá xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn và ngắn hạn lần lượt ở mức “B1” và “Không trọng yếu”, xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn và ngắn hạn lần lượt ở mức “Ba1” và “Không trọng yếu”, xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn và ngắn hạn ở mức “Ba2” và “Không trọng yếu”, xếp hạng nhà phát hành nội tệ dài hạn và ngắn hạn ở mức “Ba1” và “Không trọng yếu”, xếp hạng sức mạnh tài chính ở mức “D”. Triển vọng đối với hầu hết các mức xếp hạng đều là “ổn định”, thậm chí triển vọng dành cho xếp hạng tiền gửi ngoại tệ là “tích cực”.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay, xếp hạng và triển vọng tín nhiệm của ACB liên tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Theo đó, Moody’s đã 1 lần hạ triển vọng của ACB xuống “tiêu cực” (ngày 04/06/2008), 3 lần đưa vào diện xem xét hạ bậc (27/05/2009, 18/04/2012 và 24/08/2012), 5 lần hạ bậc (03/08/2009, 15/12/2010, 17/05/2012, 24/08/2012 và 28/09/2012).

Trong lần đánh giá tín nhiệm gần đây nhất vào ngày 28/09/2012, Moody’s hạ xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ dài hạn cũng như xếp hạng nhà phát hành nội và ngoại tệ dài hạn từ “B2” xuống “B3” với triển vọng “ổn định”. Các mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở mức “Không trọng yếu”. Động thái này chấm dứt quá trình xem xét bắt đầu hôm 24/08/2012 của Moody’s sau khi tổ chức này hạ tín nhiệm ACB. Khi đó, Moody’s hạ xếp hạng nhà phát hành và xếp hạng tiền gửi nội tệ của ACB từ “B1” xuống “B2” do ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông sáng lập của ACB, và ông Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc Ngân hàng đều bị bắt.

Cũng vì nguyên nhân trên mà cùng ngày 24/08/2012, Fitch đưa xếp hạng nhà phát hành dài hạn và ngắn hạn, cũng như xếp hạng khả năng sinh lời (VR) của ACB vào diện theo dõi hạ bậc. Trong lần xem xét định kỳ hàng năm vào tháng 7, Fitch giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ dài hạn của ACB ở mức “B” và xếp hạng khả năng sinh lời (VR) ở mức “b” với triển vọng “ổn định”.

Được biết, Fitch bắt đầu công bố xếp hạng tín nhiệm ACB vào từ ngày 28/02/2001 và kể từ đó đến nay, tức sau 11 năm, Fitch chỉ duy nhất một lần hạ bậc ACB. Động thái này diễn ra vào ngày 31/08/2010.

Chi tiết xếp hạng tín nhiệm ACB của Moody’s và Fitch

* Phần 1: Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

* Phần 2: "Mối duyên đầu" giữa Moody's và ngân hàng Việt

* Phần 3: Techcombank: Bước lùi 6 năm của xếp hạng tín nhiệm

* Phần 5: VIBank: Điệp khúc hạ bậc và cảnh báo hạ bậc tín nhiệm (Đón đọc vào ngày 24/10)

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   “Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank (23/10/2012)

>   Ngân hàng “mua bom” vì “bán” hạn mức tín dụng (23/10/2012)

>   Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: “Nợ xấu đang được tập trung giải quyết” (23/10/2012)

>   Ts. Cao Sĩ Kiêm: Năm 2013, tăng trưởng tín dụng 8-10% là hợp lý (23/10/2012)

>   ‘Tội phạm tài chính, ngân hàng gây tổn thất hàng nghìn tỷ' (23/10/2012)

>   Hãm phanh nợ xấu ngân hàng (23/10/2012)

>   “Soi” lời hứa của 2 Bộ trưởng "nóng" nhất nền kinh tế (22/10/2012)

>   TPHCM: Thu đổi tiền cotton 10.000, 20.000 đồng trước 1/1/2013 (22/10/2012)

>   “Phi” tổ chức tín dụng được miễn thuế tiền lãi cho vay (22/10/2012)

>   VCB: Lãi ròng cty mẹ 9 tháng 3,237 tỷ, dự phòng rủi ro 2,563 tỷ (22/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật