Thứ Ba, 30/10/2012 09:29

Nhịp đập Thị trường 30/10: Ngạc nhiên với cổ phiếu ngân hàng sàn Hà Nội

Với lực cầu dè dặt và lực bán mạnh, VN-Index một lần nữa mất mốc 390 điểm, trong khi HNX-Index vẫn giữ ngưỡng 53 điểm nhưng mức giảm của thị trường cũng không phải là nhỏ.

Cụ thể, cuối phiên này, VN-Index mất 1.5 điểm, tức 0.38% xuống 389.86 điểm. Giao dịch đạt khoảng 23 triệu đơn vị, tương đương 297 tỷ đồng.

ITA có 2.5 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, giảm 100 đồng so với hôm qua và mất 300 đồng so với đầu phiên, chốt tại 4,200 đồng/cp.

KBC cũng không trụ vững ở mức giá xanh mà quay về tham chiếu, đồng thời mất 200 đồng so với mức giá trần sau khi ông Đặng Thành Tâm tiết lộ những khó khăn mà ông đang gặp phải trong các hoạt động kinh doanh của mình cũng như khoản nợ 500 triệu USD mà cả KBC và ITA đang gánh.

Nhìn chung, các mã cổ phiếu lớn tại sàn này đều giảm trừ MSN, VIC, EIB, SSI… đứng giá.

Phiên này, HNX có phần nhộn nhịp hơn ở các mã cổ phiếu ngân hàng khi NVB có 8 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, cổ phiếu này cuối phiên bất ngờ tăng 200 đồng và trở về tham chiếu (7,000 đồng/cp). Trong khi đó, SHB lại giảm sàn xuống 5,400 đồng/cp và có đến 5.5 triệu cổ phiếu chuyển nhượng. ACB mất 200 đồng/cp xuống 15,500 đồng/cp, nhưng ở giao dịch thỏa thuận ACB có hơn 1 triệu cổ phiếu chuyển nhượng ở mức giá sàn (14,700 đồng/cp).

Các mã khác đều không tạo được điểm nhấn cũng như sự khởi sắc cho thị trường.

Tổng kết phiên, HNX-Index mất 0.51 điểm, tức 0.95% xuống 53.13 điểm. Giao dịch tăng gấp đôi so với phiên trước, đạt 34.4 triệu đơn vị, trị giá 259 tỷ đồng.

13h45: Lực cầu mong manh, tâm lý sắp đổ sụp

Thị trường dường như “đổ sụp” trong phiên giao dịch buổi chiều khi cổ phiếu lớn đồng loạt giảm giá, ngay cả ITA và KBC cũng không trụ vững. NVB nâng khối lượng khớp lệnh lên hơn 8 triệu đơn vị.

ITA sau 45 phút buổi chiều đã quay đầu giảm 100 đồng xuống 4,200 đồng/cp. Giao dịch đạt 2.24 triệu đơn vị. KBC có lúc quay về tham chiếu nhưng sau đó nhích nhẹ 100 đồng và có gần 830 ngàn cổ phiếu chuyển nhượng.

Hầu hết cổ phiếu đều không còn đủ sức tăng giá ngoại trừ CII, DXG, FCN, HDG vẫn còn dư mua giá trần khá lớn và lệnh mua ATC dồn dập.

VN-Index mất chạm mốc 390 điểm và có nguy cơ thủng ngưỡng này một lần nữa. Toàn sàn đã có 124 mã giảm. Giao dịch đạt hơn 20 triệu đơn vị, trị giá 246 tỷ đồng.

Sàn HNX, chỉ số có nguy cơ đứt mốc 53 điểm khi mà ACB, SHB cùng nhiều mã khác đều không trụ vững. Điểm đặc biệt khi các mã ngân hàng tại sàn này đều có khối lượng giao dịch lớn. NVB hơn 8 triệu đơn vị, SHB trên 3.55 triệu đơn vị và ACB hơn 1 triệu đơn vị.

Phiên sáng: NVB rớt giá mạnh, giao dịch đột biến

VN-Index tăng nhẹ trong phiên giao dịch buổi sáng nhưng giao dịch ở mức rất thấp khiến nhà đầu tư phải lo ngại.

Ngay cả hai cổ phiếu “nóng” những ngày gần đây là KBC và ITA cũng không giữ được mức giá trần mà có dấu hiệu bán ra. Theo đó, ITA dừng ở mốc tham chiếu (4,300 đồng) trong khi KBC nhích nhẹ 100 đồng/cp lên 6,000 đồng/cp. Cả hai đều có lượng dư bán giá trần khá lớn.

DLG cũng chỉ nhích nhẹ 100 đồng thay vì tăng trần ở nửa đầu phiên, nhưng giao dịch khá lớn, với 1 triệu đơn vị.

BGM cũng nằm trong top 5 về khối lượng giao dịch, với gần 500 ngàn đơn vị, giá cổ phiếu giảm 100 đồng.

CII vẫn tăng trần lên 24,700 đồng/cp nhờ thông tin mua vào 17 triệu cổ phiếu. FCN, HDG, DXG cũng có mức tăng tương tự.

Trong khi đó, trên thị trường chung, số mã giảm chiến 96 còn lại gồm 75 mã tăng và 77 mã giao dịch ở tham chiếu. Nhờ sự hỗ trợ của EIB, DPM, HAG, SSI nên VN-Index nhích nhẹ 0.12 điểm tạm dừng ở 391.48 điểm.

Giao dịch toàn sàn chỉ đạt 13.5 triệu đơn vị, tương đương 158.98 tỷ đồng.

Sàn HNX, dù PVX tăng trần lên 4,400 đồng/cp và VND tăng 100 đồng nhưng với sự sụt giảm của NVB (liên quan đến ông Đặng Thành Tâm) và SHB, FLC, ACB đều giảm khiến thị trường không có sức bật. HNX-Index mất 0.22 điểm, tức 0.41% xuống 53.42 điểm.

Tuy nhiên, giao dịch cải thiện đáng kể so với phiên trước với 20.74 triệu đơn vị, trị giá 171 tỷ đồng, trong đó riêng NVB bất ngờ có giao dịch hơn 4.35 triệu đơn vị, SHB cũng có hơn 2.4 triệu đơn vị.

BVG tăng trần với dư mua lớn nhờ việc liên doanh với các đối tác Nhật để sản xuất thép.

10h00: Dầu khí, vận tải biển giảm sàn

Nhóm cổ phiếu dầu khí, vận tải biển gồm PVT, PXI, PXL, PXS, PXM, VNA, VOS, VST… đồng loạt rớt sàn dù lượng bán ra không chiếm áp đảo.

Trước áp lực bán ra mạnh, ITA lùi dần về mốc tham chiếu, thậm chí giảm nhẹ, trong khi KBC vẫn còn dư mua trần gần 260 ngàn đơn vị sau hơn 1 giờ giao dịch. Tuy nhiên, dấu hiệu xả hàng đang xuất hiện.

Thị trường chung vẫn hết sức ảm đạm với sự phân hóa lớn của các mã bluechips lẫn cổ phiếu vừa và nhỏ. BVH, MSN, VNM, VCB đồng loạt giảm nhẹ; SSI, DPM nhích 100 đồng, trong khi hàng loạt mã khác như CTG, EIB, MBB, PVF, VIC, HAG đều giẫm chân tại chỗ.

Giao dịch đến 10h15 cũng chỉ đạt 8.45 triệu đơn vị, trị giá gần 100 tỷ đồng, trong đó riêng ITA đã chiếm 1.14 triệu đơn vị.

BGM chính thức giảm giá xuống 4,100 đồng đồng sau chuỗi ngày tăng trần không mệt mỏi. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ồ ạt chưa xuất hiện.

Cùng với KBC, một vài “ngôi sao” khác tiếp tục tăng trần với lực cầu áp đảo như CII, DLG, FCN, HDG…

VCF dù giao dịch rất yếu nhưng cũng giảm hết biên độ, mất 7,000 đồng/cp xuống 144 ngàn đồng/cp.

Mở cửa: ITA, KBC, CII chất trần, VN-Index chạm 390 điểm

ITA và KBC tiếp tục thu hút được nhà đầu tư với lực cầu mạnh nhờ thông tin ông Đặng Thành Tâm xuất hiện trở lại nghị trường.

Hai cổ phiếu tăng trần với dư mua dồn dập ngay từ đầu phiên, ITA lên 4,500 đồng và KBC lên 6,100 đồng. Tuy nhiên, với ITA lượng bán ra gia tăng nên lượng dư mua giá trần nhanh chóng được nuốt trọn, cổ phiếu hạ thấp một bước giá so với mức trần và dư bán giá trần hơn 2 triệu đơn vị.

Trong khi đó, KBC vẫn còn dư mua trần hơn 300 ngàn đơn vị, còn dư bán được vét sạch.

Một vài mã khác như DXG, CII, GMD cũng tăng kịch trần với dư mua lớn, trong đó CII tăng giá nhờ thông tin công ty con đăng ký mua gần 17 triệu cổ phiếu.

Diễn biến chung của thị trường vẫn khá ảm đạm khi các mã chủ chốt hầu hết xoay quanh mốc tham chiếu, khiến VN-Index giảm điểm nhẹ và chạm mốc 390 điểm. Giao dịch chỉ đạt khoảng 2 triệu đơn vị, tương đương 23.5 tỷ đồng. Sự biến động nhìn chung khá cân bằng với 39 mã tăng, 33 mã giảm và 64 mã giao dịch tại mốc tham chiếu.

LAF tiếp tục giảm sàn với do nguy cơ hủy niêm yết do thua lỗ, PET cũng giảm hết biên độ khi công bố lợi nhuận quý 3 sụt giảm mạnh.

Tại sàn HNX, chỉ số tăng nhẹ ở những phút đầu, nhưng giao dịch vẫn ở mức khiêm tốn với hơn 2 triệu đơn vị, trị giá 15 tỷ đồng.

Sự khởi sắc của thị trường nhờ PVX, SCR, VND, SHS, KLS nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, SHB mới là mã có giao dịch nhiều nhất với hơn 600 ngàn đơn vị trong chưa đầy 30 phút mở cửa.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 30/10: Khối lượng thấp “kỷ lục” nói lên điều gì? (29/10/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 29/10: ITA, KBC tăng trần, thị trường vẫn ‘buồn ngủ’ (29/10/2012)

>   Vietstock Weekly 29/10 - 02/11: Ngưỡng hỗ trợ có phát huy tác dụng? (28/10/2012)

>   Chứng khoán Tuần 22 - 26/10: Chỉ “nhẩn nhơ” gom hàng khi bị bán tháo (26/10/2012)

>   Nhịp đập thị trường 26/10: ITA, SCR, SHB không làm được điều “thần kỳ" (26/10/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/10 (25/10/2012)

>   Chứng khoán Mekong: Doanh thu quý 3 đạt 71 triệu, lỗ 2.47 tỷ đồng (25/10/2012)

>   Chứng khoán Mekong: Doanh thu quý 3 đạt 71 triệu, lỗ 2.47 tỷ đồng (25/10/2012)

>   Chứng khoán Mekong: Doanh thu quý 3 đạt 71 triệu, lỗ 2.47 tỷ đồng (25/10/2012)

>   Nhịp đập thị trường 25/10: Mốc 390 đã thủng! (25/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật