Thứ Tư, 17/10/2012 16:45

Khi dòng tín dụng hướng vào sản xuất

Trong bộn bề thách thức bất ổn, thì tập trung hướng dòng tín dụng vào khu vực sản xuất trực tiếp, là rất cần tiếp tục phải quán triệt, để tạo ra nền tảng ổn định cho tăng trưởng, phát triển bền vững...

Tại phiên họp báo thông báo kỳ họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tính đến 20/9 tăng trưởng tín dụng đạt 2,35%, mức rất thấp trong nhiều năm qua.

Tháng 10 đã sang nửa cuối, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có đột biến khác biệt. Với đà này, nhiều chuyên gia dự báo, tăng trưởng tín dụng năm này chỉ vào khoảng 5-6%. Hiện tại, cũng đã có nhiều dự báo được đưa ra, cho thấy tăng trưởng GDP năm nay cũng chỉ vào khoảng 5,2 – 5,3%; còn lạm phát sẽ có thể kiềm chế ở mức 7 – 8%.

Được thế là rất đáng mừng. Như năm ngoái, tín dụng tăng hơn 13%, mới kiềm chế được lạm phát ở mức 18%, nhưng vẫn đảm bảo GDP tăng 5,89%, cũng gần 2 lần hơn so với tăng trưởng kinh tế. Nếu ngoái lại những năm trước, giai đoạn 5 năm 2006 – 2011, tín dụng tăng bình quân 33%/năm, nhưng GDP cũng chỉ ở mức 7 – 8%. Nghĩa là tốc độ tăng tín dụng thường lớn hơn tăng trưởng kinh tế tới 5 – 7 lần.

Tình hình hoạt động tín dụng từ đầu năm đến nay, như số liệu nêu trên, cho thấy năm ngoái và định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay, vẫn tiếp tục chủ trương kiềm chế lạm phát, nhưng vẫn phải bảo đảm tăng trưởng hợp lý, với các giải pháp điều hành chặt chẽ, nhưng linh hoạt. Hiểu một cách đơn giản nhất, nếu trước đây 7 đồng tín dụng đầu tư vào nền kinh tế, mới ra được 1 đồng tăng trưởng, thì nay tỷ lệ đó đã là “vào 2, ra 1”. Tín dụng đã và đang đạt hiệu quả đầu tư khá tích cực.

Cần thấy rõ là cho đến nay, tuy tín dụng tăng trưởng thấp, nhưng quy mô tín dụng, so với GDP, vẫn là một tỷ trọng đáng lo ngại. Các chuyên gia ước tính tỷ trọng đó hiện vào khoảng 120% - 122%. Ai cũng biết đây là hậu quả tín dụng tăng trưởng nóng nhiều năm liền, mà việc kiềm chế, điều chỉnh quyết liệt, từ năm ngoái đến nay, vẫn chưa thể cải thiện được nhiều tỷ lệ này.

Đằng sau tỷ trọng đó ẩn chứa nhiều bất ổn, như là những thách thức về sự mất cân đối nguồn vốn, mà công cuộc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng còn đang phải đối mặt, một cách quyết liệt hơn. Đó là khi tái cấu trúc đi vào giai đoạn bước ngoặt then chốt. Trong bối cảnh đó, chủ trương điều hành tín dụng năm nay vẫn là hướng mạnh dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, nhất là “tam nông”, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ... gọi chung là khu vực trực tiếp sản xuất. Có ưu tiên tăng trưởng tín dụng vào khu vực này mới đảm bảo yêu cầu tăng trưởng tín dụng thấp, để kiềm chế được lạm phát, nhưng vẫn giữ được mức tăng GDP hợp lý, từ đó không làm gia tăng quá mức thất nghiệp, nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

Chủ trương điều hành hoạt động tín dụng chặt chẽ nhưng linh hoạt đã thể hiện nhất quán suốt từ đầu năm đến nay. Bằng cả hai giải pháp song hành. Một bên là áp lãi suất trần huy động (9%/năm), cùng hạn mức tăng trưởng tín dụng vào khu vực phi sản xuất (16%/tổng dư nợ). Một bên là vận động đồng thuận với việc lấy nhóm NHTM lớn và mạnh làm nòng cốt. Hiệu quả, là từ đầu năm đến nay, tín dụng vào khu vực ưu tiên cho trực tiếp sản xuất vẫn tăng mạnh, chiếm trên 80% tổng dư nợ của các NHTM. Đến nay đã có hàng ngàn doanh nghiệp, quý trước còn phải giảm thiểu sản xuất, thậm chí phải ngưng hẳn, thì nay đã hoạt động trở lại.

Trong bối cảnh lạm phát còn phải thật cảnh giác với khả năng ngóc đầu tăng lại, thì việc nới lỏng tín dụng, như có ý kiến đề xuất, là chưa thể khả thi. Bản thân các NHTM lại đang được thúc đẩy tái cơ cấu, trong bộn bề thách thức bất ổn, thì tập trung hướng dòng tín dụng vào khu vực sản xuất trực tiếp, là rất cần tiếp tục phải quán triệt, để tạo ra nền tảng ổn định cho tăng trưởng, phát triển bền vững...

Ama Linh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Ngân hàng mang tiền mua tín phiếu lãi suất 4,5-6,2%/năm (17/10/2012)

>   Ngoại tệ chảy vào ngân hàng (17/10/2012)

>   Tín dụng ngoại tệ tăng khá mạnh (17/10/2012)

>   Cuối năm phá rào lãi suất: Bệnh cũ tái phát (17/10/2012)

>   Thận trọng với “bánh vẽ“ của ngân hàng (17/10/2012)

>   Ngân hàng trả giá vì nợ xấu (17/10/2012)

>   Đề cử Thống đốc Nguyễn Văn Bình là chiến sĩ thi đua toàn quốc (16/10/2012)

>   BIDV Tây Hà Nội bị khách tố chiếm 800 triệu đồng (16/10/2012)

>   Công khai từng phần kết luận thanh tra ngân hàng (16/10/2012)

>   Nên lập công ty duy nhất xử lý nợ xấu (16/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật