Thứ Ba, 09/10/2012 08:36

Dự báo vĩ mô: Không lạc quan, không bi quan!

“Với tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm của Việt Nam là 4,77% thì mức dự báo cả năm là 5,2% là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại, không quá lạc quan hay bi quan”

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh nhận xét như vậy về dự báo kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB).

Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ thấp

Ngày 8.10, WB đã công bố báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế châu Á- Thái Bình Dương. Theo đó, dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2012 và 2013 của Việt Nam lần lượt 5,2% và 5,7%, thấp hơn mức ước tính công bố hồi tháng 5 là 5,7% và 6.3%. Tốc độ tăng trưởng ước tính năm 2012 của Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức 5,9% trong năm 2011 và 6,8% trong năm 2010.

Cùng với đưa ra nhận định về con số, WB cũng nhận xét trong vòng 1,5 năm trở lại đây, Việt Nam đã tập trung kiềm chế lạm phát và do đó tăng trưởng đầu tư bị chậm lại đáng kể. Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm, chính sách đã có phần linh hoạt hơn. Bằng chứng rõ ràng nhất là trong bối cảnh lạm phát giảm xuống, Việt Nam đã nhanh chóng hạ lãi suất từ mức 15% hồi cuối năm 2011 xuống còn 11%. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước châu Á như Philippines, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc.

Một điểm quan trọng đáng chú ý ở Việt Nam đó là thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên khá nhanh, chỉ đứng sau Trung Quốc. Thu nhập bình quân của người lao động ở tất cả các nước trong khu vực đều tăng, trong đó Trung Quốc là nước ghi nhận sức tăng mạnh nhất.

WB cũng dự báo, nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm nay.

GDP đạt 5,2% là tốt

Bình luận về những điểm đáng chú ý trong báo cáo cập nhật về tăng trưởng này của WB, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế chính sách), một thành viên của nhóm nghiên cứu cũng thường xuyên có những nghiên cứu và dự báo về mức độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam cho rằng: Với tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm của Việt Nam là 4,77% thì mức dự báo của WB cả năm là 5,2% là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại, không quá lạc quan hay bi quan.

“Trước đây, khi vừa hết quý I, họ đưa ra dự báo cả năm là 5,7%, đến hết quý II, hạ xuống 5,3%. Sau quý III, khi tình hình không có gì bật hẳn lên thì hiện tại dự báo xuống 5,3% là đúng với thực tế” - ông Minh nhận xét.

Riêng về nhận định của WB khi cho rằng thu nhập bình quân của người lao động đã “tăng lên khá nhanh”, ông Minh cho rằng: Việc đưa ra nhận xét “chung chung” như vậy là không chính xác bởi cần phải xác định cụ thể đối tượng nào, bởi bình quân thu nhập đầu người ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây không tăng quá nhanh, thậm chí còn tăng chậm so với nhiều nước trong khu vực.

Đồng tình với nhận định của WB, TS Võ Trí Thành cũng cho rằng với mức tăng trưởng cả năm của Việt Nam đạt mức 5,1% đến 5,2% là tốt. Theo ông Thành, nhiều chính sách của Việt Nam sang đến quý III vẫn chưa có tác dụng nhiều trong thực tế, chính vì vậy không có đà để đẩy tăng trưởng có bước đột phá.

Thuý Đăng - Phương Hà

Dân việt

Các tin tức khác

>   IMF: GDP Việt Nam tăng trưởng 5.1%, lạm phát 8.1% năm 2012 (09/10/2012)

>   EIU: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại (08/10/2012)

>   Phần lớn DN tin vào chính sách ổn định kinh tế vĩ mô (08/10/2012)

>   WB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam 2012 và 2013 (08/10/2012)

>   TS Võ Trí Thành: Mục tiêu chính của năm nay là ổn định kinh tế vĩ mô (08/10/2012)

>   Tranh thủ đầu tư từ Nhật Bản (07/10/2012)

>   Phải thay đổi tư duy về nợ công và doanh nghiệp nhà nước (07/10/2012)

>   Ông Vũ Thành Tự Anh: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững” (05/10/2012)

>   53 tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng đề án tái cơ cấu (05/10/2012)

>   Kinh tế Việt Nam: Từ 9 tháng nhìn đến cả năm (05/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật