Thứ Ba, 16/10/2012 17:53

Đâu là điểm đầu tư nóng nhất thế giới?

Indonesia sẽ gia nhập BRIC?

Các quốc gia BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) có thể cần phải thêm thành viên thứ 5 vào khối và ứng viên sáng giá nhất chính là Indonesia. Một số chuyên gia phân tích cho rằng Indonesia là điểm đầu tư nóng nhất thế giới.

Kinh tế Indonesia có thể tăng trưởng 6% trong các năm tới

Từng được xem là các thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nóng nhất trên thế giới nhưng các nền kinh tế BRIC bắt đầu trượt dốc trong năm nay. Ngược lại, Indonesia vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhờ tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và tiêu thụ nội địa khả quan. Do đó, giới đầu tư và các nhà phân tích cho rằng Indonesia là khu vực chín muồi cho hoạt động đầu tư trong ngắn và dài hạn.

Ông Bharat Joshi, Phó giám đốc đầu tư của các quỹ cổ phiếu Indonesia thuộc Công ty quản lý quỹ Aberdeen cho rằng: “Người tiêu dùng đang hướng đến chuỗi giá trị và sử dụng xà phòng cũng như bột giặt đắt hơn. Chúng tôi nhận thấy các công ty hoạt động tốt phản ánh mức thu nhập ngày càng cao tại Indonesia”.

Dù kinh tế Indonesia bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990 nhưng quốc gia Đông Nam Á này đã tránh được tác động từ đà giảm tốc tăng trưởng gần đây của nền kinh tế toàn cầu.

Trong hai năm qua, chỉ số chứng khoán chính của Indonesia - Jakarta Index - tăng 19%, theo sát mức tăng 20% của chỉ số S&P 500.

Quan trọng hơn, các nhà phân tích cho rằng Indonesia và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đúc tại nước này không phải chịu nhiều sức ép như các quốc gia phát triển nhanh khác. Hơn nữa, khác với nhiều quốc gia láng giềng, tăng trưởng của Indonesia không chỉ phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu. Thay vào đó, với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, hàng hóa và dịch vụ liên tục được sản xuất và tiêu thụ tại các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trên khắp quần đảo này.

Chính phủ Indonesia đã kìm chế được lạm phát thậm chí khi tăng trưởng GDP hàng năm trong các năm qua luôn đạt xấp xỉ 6%. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục.

McKinsey & Co. dự báo Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và số người thuộc tầng lớp trung lưu nước này sẽ tăng thêm 90 triệu vào năm 2030. Được biết, hiện Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới và có 45 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.

Nhiều doanh nghiệp thuộc chỉ số Jakarta là các công ty hàng hóa vì Indonesia là quốc gia sản xuất than và dầu cọ hàng đầu thế giới. Điều này có thể khiến thị trường chứng khoán Indonesia dễ bị tác động bởi các cú sốc vĩ mô vì các doanh nghiệp hàng hóa thường phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng toàn cầu.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các ngân hàng và công ty sản xuất hàng tiêu dùng Indonesia vẫn công bố mức tăng trưởng mạnh mẽ. Astra, nhà chế tạo ôtô lớn nhất Indonesia và nắm cổ phần tại rất nhiều ngân hàng trong nước nằm trong số các công ty có khả năng được hưởng lợi từ sự gia tăng không ngừng của tầng lớp trung lưu. Bên cạnh đó là Unilever Indonesia, chi nhánh thuộc sở hữu đa số của Unilever - Tập đoàn sản xuất các mặt hàng tiêu dùng của Anh và Hà Lan.

Ông Joshi thuộc Aberdeen cho biết, từ đầu năm đến nay tốc độ tăng trưởng của các quỹ đầu tư Indonesia đạt khoảng 20% nhờ nắm giữ các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng có giá trị. Điển hình trong số đó là Holcim, công ty con của nhà chế tạo xi măng Thụy Sỹ và Multi Bintang Indonesia, công ty con của Heineken. Cổ phiếu của hai công ty này nhảy vọt lần lượt 28% và 96% trong năm 2012.

Một cách khác mà nhà đầu tư Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận được với thị trường Indonesia là thông qua các quỹ ETF. Lớn nhất trong số đó là Market Vectors Indonesia Index ETF và iShares MSCI Indonesia Investable Market Index Fund dù trong năm nay, mức tăng trưởng của hai quỹ này có phần thua kém chỉ số Jakarta.

Tương tự các thị trường mới nổi khác, Indonesia vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro. Nước này đã đẩy mạnh quá trình cải cách hệ thống quản trị doanh nghiệp nhưng cần phải thực hiện nhiều biện pháp hơn để thu hút dòng vốn đầu tư.

Ông Dhiren Shah, Giám đốc quản lý danh mục tập trung vào thị trường Indonesia của Blackrock cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Indonesia đã tiến hành các cuộc cải tổ nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Thách thức nằm ở chỗ Indonesia vẫn là một thị trường non trẻ nên thanh khoản và tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu hay các sàn giao dịch vẫn chưa được như kỳ vọng của chúng tôi”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Bồ Đào Nha vừa công bố dự thảo ngân sách khắc khổ (16/10/2012)

>   Vì sao hãng viễn thông Nhật đổ “tiền tấn” vào Mỹ? (16/10/2012)

>   Đồng euro xuống giá trước hội nghị thượng đỉnh EU (15/10/2012)

>   Hungary muốn tham gia khu vực dùng đồng tiền chung (15/10/2012)

>   Mỹ giục các nước mới nổi tăng giá tiền tệ (15/10/2012)

>   “Hy Lạp có thể rời Eurozone trong 6 tháng nữa” (15/10/2012)

>   Bí ẩn vụ trốn thuế động trời châu Âu (15/10/2012)

>   Trung Quốc: Tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ trong tháng 9 (15/10/2012)

>   Nobel kinh tế lại về tay người Mỹ? (14/10/2012)

>   Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ cắt giảm nhân sự kỷ lục (14/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật