Thứ Hai, 22/10/2012 17:02

Cứu hàng tồn kho

Theo các DN, điều quan trọng là nên giảm thuế giá trị gia tăng để trực tiếp làm giảm giá bán của hàng hóa, tăng kích cầu. Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để tất cả những DN liên quan cũng được hưởng lợi. Khi bánh xe của nền kinh tế vận hành sẽ kéo theo những chuyển động của các thành phần liên quan.

Doanh nghiệp tự cứu

Hàng tồn tăng cao khiến sản xuất đình đốn, DN phá sản hàng loạt, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho biết, đến tháng 9/2012 cả nước có trên 40.000 DN ngừng hoạt động, phá sản kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về kinh tế - xã hội nảy sinh như: nợ xấu, thất nghiệp, trật tự an ninh, làm suy giảm niềm tin nhà đầu tư.

Theo số liệu của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, tính đến 20/8/2012, trên địa bàn thành phố có 46.000 DN được thành lập, số DN giải thể là 11.300 và hơn 9.000 DN tạm dừng hoạt động. Khó khăn lớn nhất của DN trong thời gian qua là thiếu vốn, chi phí tăng cao, hàng tồn kho lớn, nên sản xuất thu hẹp. DN còn chịu nhiều khó khăn khác như chi phí vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, vấn đề mãi lộ…

Làm thế nào để “phá băng tồn kho”? Đó là câu hỏi không chỉ giới doanh nhân mà cả xã hội đang quan tâm và nỗ lực đi tìm câu trả lời. Tại cuộc tọa đàm “Doanh nhân, quản lý Nhà nước - nhà khoa học, giải pháp vượt qua khó khăn cho DNNVV", ông Đoàn Võ Khang Duy - Giám đốc CTCP Công nghiệp chuyên sản xuất máy móc thiết bị công nghiệp cho rằng, cùng với hàng tồn kho đang chất đống thì việc phải đối mặt với nhiều loại chi phí đặc biệt là chi phí bảo hiểm xã hội. Đây cũng đang là gánh nặng đối với hoạt động của DN, bởi vậy các DN muốn Nhà nước giãn cho họ từ 6 tháng đến một năm. Còn vấn đề giảm thuế thu nhập DN cũng không tác dụng nhiều vì DN không bán được hàng. Điều quan trọng là nên giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) để trực tiếp làm giảm giá bán của hàng hóa, tăng kích cầu.

Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để tất cả những DN liên quan cũng được hưởng lợi. Khi bánh xe của nền kinh tế vận hành sẽ kéo theo những chuyển động của các thành phần liên quan.

Làm sao để vận hành chu trình tiền – hàng – tiền để giảm tồn kho? Theo ông Trịnh Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng, “bánh xe” thị trường nằm ở 90 triệu người dân Việt Nam, trong đó gần 80% là dân nông thôn, do vậy chúng ta cần tập trung nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Khi nông dân có tiền họ sẽ chi tiêu cho sản xuất, cho tiêu dùng, từ đó tồn kho sẽ được tiêu thụ. Bên cạnh đó, ông Trịnh Tiến Dũng cũng cho rằng, về phía các DN cũng cần phải đổi mới trong hoạt động, cần phải nhìn nhận, đánh giá lại các hoạt động của mình, cắt giảm phần yếu kém, tăng năng suất lao động để giảm chi phí, tăng doanh thu để bù giá thành, đẩy mạnh marketing và tìm ra thị trường phù hợp với sản phẩm của mình. Kiểm tra vấn đề tài chính thu - chi…

Kết nối các Bộ

Ông Trịnh Tiến Dũng cho biết, hiện tiền trong ngân hàng nhiều nhưng người có thể cho vay thì không muốn vay do không mở rộng sản xuất được; người cần vay thì không được vay do thua lỗ, không còn tài sản đảm bảo, tồn kho nhiều. Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó giám đốc NHNN TP.Hồ Chí Minh cho rằng, ngân hàng không cho vay ra được là do cái vòng xoáy DN đang không bán được hàng, dẫn đến nợ xấu, ngân hàng không cho vay... Ông Dũng cũng cho biết thêm, vừa qua Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương tìm giải pháp giải phóng hàng tồn kho cho DN. Chính sách, cơ chế đã có nhưng sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ khiến mục tiêu của Chính phủ đưa ra chưa đạt được.

Theo ý kiến của ông Vòng A Lộc - Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua chúng ta đã tuyên truyền rất nhiều về vấn đề kinh tế khó khăn, điều này khiến người dân càng co cụm lại. Còn thực tế trên thế giới, mặc dù nền kinh tế của các nước trong thời điểm khó khăn nhất nhưng Chính phủ vẫn kêu gọi nhân dân tiêu xài. Vậy, giải pháp bây giờ là hãy tuyên truyền để người dân tiêu dùng bình thường, điều này mới giải quyết được hàng tồn kho cho DN. Còn ông Trần Bửu Long – Phó giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng TP. Hồ Chí Minh, DN cứ kêu hàng tồn kho không bán được. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta không giảm giá sao bán được hàng. Hàng tồn kho nhất là bong bóng bất động sản phải giảm giá. DN phải cân đối lại tài chính và tính toán lại cơ hội của mình.

Bên cạnh đó, DN không cân đối được nguồn tiền của mình. Những DN vẫn sống khỏe hiện nay là những DN đã đi đúng mục tiêu của thị trường. Ông Long cũng cho biết thêm, thường DN không tiếp cận được vốn do phương án sản xuất kinh doanh của họ không khả thi, thiếu năng lực tài chính. Ví dụ vốn 10 đồng nhưng muốn vay gấp 6, 7, 8 lần, vậy làm bao nhiêu chỉ đủ để trả lãi ngân hàng. DN làm ăn phải có trách nhiệm với đồng vốn vay. Nếu được vay hãy trân trọng và phải tính toán kỹ mình cần vốn vay trong một năm là bao nhiêu. Bên cạnh đó, các DN cũng vay thì vay một nơi thôi đừng vay nhiều nơi quá. Ngân hàng cũng sẽ xem xét việc các DN vay nhiều như thế thì uy tín DN giảm sút.

Quang Anh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Samsung sẽ tăng vốn thêm 830 triệu USD trong năm nay (22/10/2012)

>   TP.HCM: Hàng tồn kho đã giảm (22/10/2012)

>   Ký hợp đồng dự án thủy điện lớn do WB tài trợ vốn (22/10/2012)

>   Chia sẻ lợi ích (22/10/2012)

>   Tàu mua bạc tỉ được bán giá sắt vụn (22/10/2012)

>   Bộ vẫn tiếp tục 'quản' doanh nghiệp? (22/10/2012)

>   Hơn 1,2 tỉ USD vốn đầu tư ra nước ngoài (22/10/2012)

>   Burger King chính thức đến VN (22/10/2012)

>   Nhiều quỹ đầu tư ngoại “thoát hiểm” (22/10/2012)

>   Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời tự sướng (22/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật